Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - T...
- Câu 1 : Để có đủ số cây chuối trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?
A. Mô phân sinh.
B. Mô sẹo.
C. Mô từ tế bào lá.
D. Mô từ tế bào rễ
- Câu 2 : Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp nào?
A. Đột biến dòng tế bào Xoma
B. Nhân bản vô tính
C. Đột biến gen
D. Sinh sản hữu tính
- Câu 3 : Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?
A. Nuôi thích nghi.
B. Tạo giống mới.
C. Công nghệ cấy chuyển phôi.
D. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1).
- Câu 4 : Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua hai thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con thứ hai (F2) là bao nhiêu?
A. 25%.
B. 12,5%.
C. 50%.
D. 75%.
- Câu 5 : Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ nó có đặc điểm gì?
A. Có khả năng đề kháng mạnh.
B. Dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh.
C. Có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau.
D. Cơ thể chỉ có một tế bào.
- Câu 6 : Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng đã tạo ra sản phẩm gì?
A. Giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và khô hạn tốt.
B. Khoai tây, dứa, mía và một số giống phong lan đã được hoàn thiện.
C. Nhiều phòng thí nghiệm bước đầu đạt kết quả trong nhân giống cây rừng (lát hoa, sến, bạch đàn,…) và một số cây thuốc quý (sâm, sinh địa, râu mèo,…).
D. Các cây hoa trồng làm cảnh.
- Câu 7 : Thế nào là lai một cặp tính trạng?
A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản.
B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng.
C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản.
D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng.
- Câu 8 : Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra quy luật gì?
A. Quy luật đồng tính.
B. Quy luật phân li.
C. Quy luật đồng tính và quy luật phân li.
D. Quy luật phân li độc lập.
- Câu 9 : Khi lai hai cơ thể mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì con lai như thế nào?
A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
B. F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
C. F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
D. F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn.
- Câu 10 : Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
A. Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng.
B. Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng.
C. Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao.
D. Cả B và C.
- Câu 11 : Theo Menđen, nội dung quy luật phân li là?
A. Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1: 2: 1.
D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
- Câu 12 : Thực chất của di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có điều kiện gì?
A. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn.
B. 4 kiểu hình khác nhau.
C. Các biến dị tổ hợp.
D. Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
- Câu 13 : Một gen quy định một tính trạng, muốn nhận biết một cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trạng đang xét, người ta thường tiến hành phép lai nào?1. Lai phân tích.
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 2, 3
D. 1, 2, 3
- Câu 14 : Thành phần hoá học của NST bao gồm gì?
A. Phân tử Prôtêin.
B. Phân tử ADN.
C. Prôtêin và phân tử ADN.
D. Axit và bazơ.
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN