Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 10 năm 2020 - Trường TH...
- Câu 1 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt là do đâu?
A. chịu ảnh hưởng của gió.
B. chịu ảnh hưởng của dòng biển.
C. Trái Đất có hình khối cầu nên lượng bức xạ không đều.
D. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
- Câu 2 : Gió Mậu dịch là gió thổi từ đâu đến đâu?
A. các áp cao về xích đạo
B. áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo
C. áp cao nhiệt đới về xích đạo
D. từ Ôn đới về xích đạo
- Câu 3 : Loại gió nào sau đây thường gây mưa nhiều?
A. Gió mùa, gió Tây Ôn đới.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió mùa.
D. Gió đất.
- Câu 4 : Quá trình ngoại lực diễn ra sau cùng là gì?
A. Phong hóa.
B. Bồi tụ.
C. Vận chuyển.
D. Bóc mòn.
- Câu 5 : Đâu là đặc điểm của khối không khí Em?
A. Lạnh khô.
B. Lạnh ẩm.
C. Nóng khô.
D. Nóng ẩm.
- Câu 6 : Khe rãnh, thung lũng sông là địa hình xâm thực do đâu?
A. Gió.
B. Nhiệt độ.
C. Dòng chảy.
D. Tất cả các phương án trên
- Câu 7 : Quá trình mài mòn và thổi mòn khác nhau là do đâu?
A. Một bên do nước,một bên do gió.
B. Một bên do tác động vật lí, một bên do tác động hóa học.
C. Một bên do nội lực, một bên do ngoại lực.
D. Một bên diễn ra nhanh, một bên diễn ra chậm..
- Câu 8 : Khu vực nào có mưa nhiều nhất trên Trái Đất?
A. cực.
B. Ôn đới.
C. Chí tuyến.
D. Xích đạo.
- Câu 9 : Loại gió nào sau đây không được gọi là gió địa phương?
A. Gió đất và gió biển.
B. Gió fơn.
C. Gió núi và thung lũng.
D. Gió mùa
- Câu 10 : Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
A. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến.
B. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính.
C. Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi một đai áp thấp.
D. Gió thường xuất phát từ các áp cao.
- Câu 11 : Miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, do đâu?
A. sự xáo trộn giữa 2 khối không khí.
B. tiếp xúc của 2 khối không khí nóng và lạnh,gây nhiễu loạn không khí.
C. nhiễu loạn không khí.
D. hai khối không khí có tính chất khác nhau.
- Câu 12 : Gió là gì?
A. Sự chuyển động của không khí.
B. Sự chuyển động của không khí tới các khu khí áp cao.
C. Sự chuyển động của không khí tới các khu khí áp cao.
D. Sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao đến các khu khí áp thấp.
- Câu 13 : Chọn ý em cho là đúng nhất: Sự phân bố nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất do ảnh hưởng của yếu tố nào?
A. Vĩ độ địa lí, địa hình.
B. Vĩ độ địa lí, dòng biển, địa hình.
C. Sự phân bố lục địa và đại dương, các dòng biển.
D. Vĩ độ địa lí, sự phân bố lục địa và đại dương, địa hình, các dòng biển…
- Câu 14 : Chọn ý em cho là đúng nhất về nguyên nhân sinh ra nội lực là gì?
A. Sự phân hủy cảu các chất phóng xạ.
B. Sự ma sát vật chất bên trong.
C. Sự dịch chuyển và sắp xếp lại vật chất cấu tạo bên trong Trái Đất.
D. Các hoạt động ở bên trong Trái Đất sinh ra năng lượng.
- Câu 15 : Trên mỗi bán cầu có mấy Frông căn bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 16 : Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở đâu?
A. Tầng badan.
B. Tầng simh quyển.
C. Tầng granít.
D. Bề mặt Trái Đất.
- Câu 17 : Châu lục nào sau đây có 2 mảng kiến tạo?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Châu Mĩ.
D. Châu Âu.
- Câu 18 : Trong năm, ngày và đêm luôn dài bằng nhau. Đó là hiện tượng diễn ra ở đâu?
A. Xích đạo
B. Chí tuyến
C. Vòng cực
D. Ôn đới
- Câu 19 : Hiện tượng xảy ra khi vận động nâng lên làm cho diện tích lục địa được mở rộng diện tích, biển bị thu hẹp diện tích, gọi là gì?
A. Biển tiến
B. Biển thoái
C. Uốn nếp
D. Đứt gãy
- Câu 20 : Quá trình nào sau đây không thuộc ngoại lực?
A. Phá hủy.
B. Vận chuyển.
C. Bồi tụ.
D. Nâng lên, hạ xuống.
- Câu 21 : Nơi có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm là vị trí nào?
A. Bắc, Nam cực
B. Vòng cực
C. Chí tuyến
D. Xích đạo
- Câu 22 : Nguyên nhân sâu xa nhất để hình thành gió đất và gió biển là gì?
A. Việc hấp thụ và giải nhiệt giữa đất và nước khác nhau.
B. Sự thay đổi khí áp giữa đất liền và biển vào ban ngày và ban đêm.
C. Độ ẩm giữa đất liền và biển khác nhau dẫn đến sự chênh lệch về khí áp.
D. Sự thay đổi nhiệt độ giữa đất liền và biển.
- Câu 23 : Càng lên các vĩ độ cao thì nhiệt độ trung bình năm như thế nào?
A. Càng tăng.
B. Không thay đổi.
C. Càng giảm.
D. Ý A và C đúng.
- Câu 24 : Bóc mòn gồm có các hình thức khác nhau nào?
A. Xâm thực, vận chuyển, bồi tụ
B. Mài mòn, bồi tụ, xâm thực
C. Thổi mòn, bồi tụ, vận chuyển
D. Xâm thực, mài mòn, thổi mòn
- Câu 25 : Địa hào được hình thành do đâu?
A. Các lớp đá có bộ phận sụt lún xuống.
B. Các lớp đá có bộ phận trồi lên.
C. Các lớp đá uốn thành nếp.
D. Các lớp đá bị nén ép.
- Câu 26 : Vận động theo phương thẳng đứng không phải là nguyên nhân tạo ra yếu tố nào?
A. Lục địa và hải dương.
B. Hiện tượng uốn nếp.
C. Hiện tượng biển tiến, biển thoái.
D. Hiện tượng macma dâng lên trong võ Trái Đất.
- Câu 27 : Khác với các hành tinh khác, trên Trái Đất có sự sống là nhờ đâu?
A. Khoảng cách lí tưởng giữa Trái Đất đến Mặt Trời.
B. Sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được nhiệt và ánh sáng phù hợp.
C. Ý A và B đúng.
D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
- Câu 28 : Khác với khu khí áp cao, lượng mưa ở các khu khí áp thấp như thế nào?
A. Thấp
B. Rất thấp
C. Trung bình
D. Cao
- Câu 29 : Dạng địa hình nào sau đây thường được hình thành do gió?
A. Khe rãnh.
B. Nấm đá.
C. Vách biển.
D. Phi-o.
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập chương I
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 9 Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 42 Môi trường và sự phát triển bền vững
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 38 Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 34 Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới