Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 - năm học...
- Câu 1 : Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:
A. A, U, G, X
B. A, T, G, X
C. A, D, R, T
D. U, R, D, X
- Câu 2 : Các nuclêotit trên phân tử ADN liên kết theo NTBS là trường hợp nào sau đây là đúng:
A. A – T, G – X
B. A – G, T – X
C. A – X, G – T
D. X – A, T – G
- Câu 3 : Trong cấu trúc không gian của prôtêin có mấy mấy loại cấu trúc khác nhau?
A. 3 Cấu trúc
B. 4 Cấu trúc
C. 5 Cấu trúc
D. 6 Cấu trúc
- Câu 4 : Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là:
A. Đột biến gen
B. Đột biến NST
C. Biến dị tổ hợp
D. Thường biến
- Câu 5 : Đặc điểm của giống thuần chủng là:
A. Dễ gieo trồng
B. Có khả năng sinh sản mạnh
C. Có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước
D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm
- Câu 6 : Biến dị tổ hợp được tạo ra nhiều ở hình thức sinh sản nào?
A. Hữu tính
B. Sinh sản sinh dưỡng
C. Vô tính
D. Nảy chồi
- Câu 7 : Trong chu kì tế bào sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở kì nào?
A. Kì cuối
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì trung gian
- Câu 8 : Đơn phân cấu tạo nên ADN là gì?
A. Axitamin
B. Nuclêôtit
C. Vitamin
D. Cả a, b và c đều sai
- Câu 9 : Phép lai nào sau đây cho kết quả ở con lai đồng tính?
A. Aa x aa
B. AA x aa
C. Aa x Aa
D. Cả a, b và c đều sai
- Câu 10 : Ở Ruồi Giấm có bộ NST 2n = 8, 1 tế bào đang ở kì sau của nguyên phân sẽ có số NST đơn là bao nhiêu?
A. 4
B. 8
C. 16
D. 32
- Câu 11 : Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì:
A. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
D. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn
- Câu 12 : Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân, những trường hợp nào sau đây là đúng?
A. A + G = T + X
B. A + T + G = A + T + X
C. A = T ; G = X
D. Cả a, b,c đều đúng
- Câu 13 : Loại ARN nào dưới đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
A. mARN
B. rARN
C. tARN
D. Cả 3 loại trên
- Câu 14 : Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là:
A. U liên kết với A, G liên kết với X
B. A lên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
C. A liên kết với T, G liên kết với X
D. A liên kết X, G liên kết với T
- Câu 15 : Dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là:
A. Mất một cặp nuclêôtit
B. Thay thế một cặp nuclêôtit
C. Thêm một cặp nuclêôtit
D. Cả A và C
- Câu 16 : Trong phân bào lần I của giảm phân, các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào ở kì nào?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
- Câu 17 : Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1 : 2 : 1?
A. Aa x Aa
B. AA x aa
C. Aa x aa
D. AA x AA
- Câu 18 : Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
A. Hợp tử
B. Tế bào sinh dục sơ khai
C. Giao tử
D. Tế bào sinh dưỡng
- Câu 19 : Ruồi giấm có 2n = 8, số nhóm gen liên kết của loài bằng:
A. 2
B. 4
C. 8
D. 16
- Câu 20 : Prôtêin không có chức năng nào sau đây?
A. Xúc tác quá trình trao đổi chất
B. Điều hòa quá trình trao đổi chất
C. Cấu trúc
D. Truyền đạt thông tin di truyền
- Câu 21 : Thể đồng hợp là cá thể mang cặp gen gồm:
A. 2 gen trội lặn
B. 2 gen tương ứng
C. 2 gen tương ứng giống nhau
D. 2 gen tương ứng khác nhau
- Câu 22 : Hai tế bào 2n giảm phân bình thường thì kết quả sẽ là:
A. tạo ra 4 tế bào 2n
B. tạo ra 8 tế bào 2n
C. tạo ra 8 tế bào n
D. tạo ra 4 tế bào n
- Câu 23 : Di truyền liên kết là hiện tượng:
A. Một nhóm tính trạng di truyền cùng nhau
B. Một nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau
C. Các tính trạng di truyền độc lập với nhau
D. Một tính trạng không được di truyền
- Câu 24 : Prôtêin được cấu tạo từ những nguyên tố nào?
A. C, H, O, N, P
B. C, H, O, P
C. C, H, O, N
D. C, H, N, P
- Câu 25 : Các gen phân li độc lập, kiểu gen AaBb có thể tạo ra được những loại giao tử nào?
A. AB, Ab, aB, ab
B. Ab, aB, ab , Bb
C. AB, aB, ab, Aa
D. AB, Ab, aB, bb
- Câu 26 : Trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh nhân Đao có hiện tượng:
A. Thừa 1 NST số 21
B. Thiếu 1 NST số 21
C. Thừa 1 NST giới tính X
D. Thiếu 1 NST giới tính X
- Câu 27 : Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Khi quan sát trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể:
A. Dị bội (2n +1)
B. Tam bội (3n)
C. Tứ bội (4n)
D. Dị bội (2n -1)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN