Đề thi thử THPT QG môn Địa lí trường THPT Nguyễn T...
- Câu 1 : Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng
A về phía xích đạo.
B về phía bên trên theo hướng chuyển động.
C về phía bên trái theo hướng chuyển động.
D về phía bên phải theo hướng chuyển động.
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không giáp với biển Đông?
A Hải Phòng.
B Quảng Ngãi.
C Phú Yên.
D Hà Nam
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh,thành phố có đường biên giới chung với Lào?
A 10.
B 11.
C 12.
D 13.
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về chế độ nhiệt ở nước ta?
A Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
B Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
C Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ các vùng núi).
D Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian.
- Câu 5 : Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của LB Nga sau năm 2000 là
A Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài, giá trị xuất siêu tăng.
B Đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp.
C Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới
D Khôi phục lại được vị thế siêu cường về kinh tế.
- Câu 6 : Cho bảng số liệu sau:Cơ cấu dân số Trung Quốc phân theo thành thị và nông thôn năm 2005 và 2014( đơn vị : %)Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số Trung Quốc phân theo thành thị và nông thôn năm 2005 và năm 2014
A Tỷ lệ dân nông thôn và thành thị không thay đổi
B Năm 2014, tỷ lệ dân thành thị ít hơn dân nông thôn
C Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng
D Tỷ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng
- Câu 7 : Ý nghĩa to lớn của của vị trí địa lí nước ta về mặt kinh tế là
A nằm ở khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
B có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa-xã hội với các nước trong khu vực.
C nằm trên ngã tư đường hàng hải và không quốc tế.
D có mối giao lưu lâu đời với nhiều nước trong khu vực.
- Câu 8 : Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa, là
A bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
B nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống
C các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa
D biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng
- Câu 9 : Cho BSL: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của Hà NộiHãy chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình của Hà Nội.
A Biểu đồ cột và đường
B Biểu đồ đường
C Biểu đồ cột nhóm
D Biểu đồ cột
- Câu 10 : Điểm nào sau đây không đúng với Biển Đông?
A Là biển tương đối kín.
B Phần Đông và Đông Nam là vòng cung đảo.
C Phía Bắc và phía Tây là lục địa.
D Nằm trong vùng nhiệt đới khô
- Câu 11 : Lợi thế nào là quan trọng nhất của HOA KÌ trong phát triển kinh tế – xã hội?
A Nằm ở trung tâm Bắc Mĩ, tiếp giáp với hai đại dương lớn
B Nằm ở bán cầu Tây
C Tiếp giáp với Ca-na-đa
D Tiếp giáp với khu vực Mĩ La tinh.
- Câu 12 : Nhật Bản có mấy quần đảo lớn?
A 5 quần đảo.
B 6 quần đảo
C 3 quần đảo
D 4 quần đảo
- Câu 13 : Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh
A xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài
B học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí
C thư giãn sau khi học xong bài
D học thay sách giáo khoa
- Câu 14 : Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên, được gọi là
A lãnh hải.
B vùng đặc quyền kinh tế.
C thềm lục địa
D vùng tiếp giáp lãnh hải.
- Câu 15 : Cho bảng số liệu sau:SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á-NĂM 2003Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch đã chi hết bao nhiêu USD ở khu vực Đông Nam Á?
A 477 USD/ người.
B 357 USD/ người.
C 377 USD/ người.
D 455 USD/ người.
- Câu 16 : Con đường tơ lụa từng đi qua khu vực
A Mĩ La Tinh
B Trung Á
C Bắc Mĩ
D Bắc Phi
- Câu 17 : Quốc gia nào ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất?
A I- rắc
B Cô – oét
C Arâp- Xê út
D I-ran
- Câu 18 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình Việt Nam?
A Cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.
B Có sự phân bậc theo độ cao.
C Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
D Địa hình núi cao chiếm diện tích lớn.
- Câu 19 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?
A Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
C Địa hình của vùng nhiệt đới khô hạn.
D Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Câu 20 : Cho bảng số liệu sau:Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2014 (đơn vị: %) (Nguồn: Ngân hàng thế giới)Nhận xét nào sau đây là đúng với cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước?
A Nhóm nước phát triển có tỉ trọng khu vực I lớn nhất trong cơ cấu GDP.
B Nhóm nước đang phát triển có tỉ trọng khu vực II lớn nhất trong cơ cấu GDP.
C Nhóm nước đang phát triển có tỉ trọng khu vực III thấp hơn nhóm nước phát triển.
D Nhóm nước phát triển có tỉ trọng khu vực II cao hơn nhóm nước đang phát triển.
- Câu 21 : Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển con người là
A môi trường nhân tạo
B môi trường tự nhiên
C môi trường xã hội
D môi trường địa lí
- Câu 22 : Loại thực phẩm cung cấp đạm bổ dưỡng cho con người mà không gây béo phì là
A thịt trâu, bò
B thịt lợn, cừu
C trứng, sữa
D tôm, cua, cá…
- Câu 23 : Bảng số liệu:Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của thành phố Vũng Tàu (°C) Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Vũng Tàu (°C) là:
A 28
B 6
C 29
D 27
- Câu 24 : Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến khí áp
A chỉ giảm khi nhiệt độ tăng lên chưa đạt đến 30oC.
B không tăng, không giảm.
C tăng lên
D giảm đi.
- Câu 25 : Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là
A sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển.
B phòng chống ô nhiễm môi trường biển.
C tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ.
D thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.
- Câu 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết có mấy quốc gia ven biển Đông?
A Sáu.
B Bảy.
C Tám.
D Chín.
- Câu 27 : Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là
A mở rộng diện tích trồng rừng.
B cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm
C xây dựng mạng lưới y tế, giáo dục.
D phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải
- Câu 28 : Cho biểu đồ sau:Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A Tốc độ tăng trưởng các nhóm người theo độ tuổi của Hoa Kì thời gian 1950 - 2011.
B Tình hình các nhóm người theo độ tuổi của Hoa Kì thời gian 1950 - 2011.
C Số dân phân theo nhóm tuổi của Hoa Kì năm 1950 và 2011
D Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của Hoa Kì năm 1950 và 2011
- Câu 29 : Sông có chiều dài lớn nhất thế giới là
A sông Missisipi
B sông Trường Giang.
C sông Nin.
D sông Amadôn.
- Câu 30 : Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không, nên nước ta có điều kiện thuận lợi để
A chung sống hòa bình với các nước
B giao lưu với các nước.
C phát triển nhanh hơn các nước khác.
D trở thành trung tâm của khu vực.
- Câu 31 : Loại tài nguyên nào sau đây không thể phục hồi được?
A Đất
B Khoáng sản
C Rừng
D Nước
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)