- Dân số và gia tăng dân số
- Câu 1 : Vào cuối những năm 50 của Thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng:
A đô thị hóa tự phát.
B bùng nổ dân số.
C ô nhiễm môi trường.
D công nghiệp hóa.
- Câu 2 : So sánh với quy mô dân số của các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, Việt Nam là nước có
A dân số đông.
B dân số ít.
C dân số trẻ.
D dân số già.
- Câu 3 : Tỉ số giới tính thường cao ở những khu vực có hiện tượng:
A chuyển cư.
B xuất cư.
C đô thị hóa
D nhập cư.
- Câu 4 : Hiện nay, tỉ số giới tính của nước ta đang tiến tới cân bằng hơn chủ yếu là nhờ
A quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
B cuộc sống hòa bình, ổn định.
C chính sách kế hoạch hóa gia đình.
D công cuộc Đổi mới kinh tế.
- Câu 5 : Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ:
A thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
B chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại dân cư.
C làm tốt phong trào xóa mù chữ ở vùng núi và trung du.
D thực hiện chủ trương đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.
- Câu 6 : Biểu hiện của cơ cấu dân số trẻ là
A nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ thấp.
B nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ cao.
C nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ cao.
D tuổi thọ trung bình của người dân cao.
- Câu 7 : Với qui mô dân số 91,2 triệu người (2016), Việt Nam được coi là một trong những quốc gia
A đông dân
B có nhiều thành phần dân tộc
C có dân số tăng nhanh
D có cơ cấu dân số theo nhóm tuổi biến đổi nhanh chóng
- Câu 8 : Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, em hãy cho biết từ năm 1960 đến năm 2007, dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu triệu người?
A 45 triệu người
B 55 triệu người
C 56 triệu người
D 65 triệu người
- Câu 9 : Dân số nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, sau
A Inđônêxia, Thái Lan
B Malaixia, Philippin
C Inđônêxia, Malaixia
D Inđônêxia, Philippin
- Câu 10 : Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đôit theo hướng:
A Nhóm tuổi dưới 15 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.
B Nhóm tuổi dưới 15 giảm xuống, nhóm tuổi trên 60 tăng.
C Nhóm tuổi từ 15 – 59 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.
D Nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi trên 60 tăng lên.
- Câu 11 : Đâu không phải là vai trò chủ yếu của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?
A Giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm.
B Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
C Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
D Giảm sức ép về vấn đề tài nguyên và môi trường.
- Câu 12 : Nhân tố nào sau đây không tác động đến tỉ số giới tính của nước ta?
A Chiến tranh.
B Sự hòa bình, ổn định.
C Quy mô dân số.
D Các luồng xuất cư, nhập cư.
- Câu 13 : Đâu không phải là tác động của vấn đề tỉ số giới tính cao?
A Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.
B Tạo nên nguồn lao động có sức mạnh.
C Gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới.
D Ảnh hưởng đến vấn đề hôn nhân gia đình trong tương lai.
- Câu 14 : Nguyên nhân dẫn tới cơ cấu dân số trẻ của nước ta là do
A Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao trong thời gian dài
B Chính sách kế hoạch hoá gia đình.
C Do di dân nông nghiệp
D Tỉ lệ xuất cư ra nước ngoài cao
- Câu 15 : Ở khu vực nông thôn, miền núi nước ta có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, nguyên nhân không phải do:
A Trình độ dân trí thấp.
B Quan niệm truyền thống về sinh đẻ.
C Chất lượng cuộc sống tốt.
D Kết hôn sớm.
- Câu 16 : Cho bảng số liệu:
Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm
Nhận xét không đúng về tình hình dân số nước ta làA Tổng số dân tăng liên tục và khá nhanh.
B Dân số nước ta tăng lên khá nhanh nhưng còn biến động.
C Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục.
D Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm xuống đạt mức dưới 1%.
- Câu 17 : Cho bảng số liệu: Số dân nước ta giai đoạn 1979 – 2016(Đơn vị: nghìn người)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân nước ta trong thời gian trên làA biểu đồ tròn
B biểu đồ cột
C biểu đồ miền
D biểu đồ đường
- Câu 18 : Cho bảng số liệu:Ti số giới tính của trẻ em mới sinh nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 2000 – 2015(số bé trai/100 bé gái)Dựa vào bảng số liệu trên, anh/chị hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng?
A Ti số giới tính của trẻ em mới sinh có xu hướng tăng lên.
B Ti số giới tính của trẻ em mới sinh ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn.
C Ti số giới tính của trẻ em mới sinh năm 2005 giảm so với năm 2000
D Ti số giới tính của trẻ em mới sinh thấp nhất vào năm 2000, cao nhất vào năm 2015.
- Câu 19 : Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm và tương đối thấp nhưng dân số nước ta vẫn tăng thêm mỗi năm khoảng 1 triệu người, nguyên nhân là do:
A Đời sống nhân dân được nâng cao, y tế phát triển.
B Dân số nước ta đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.
C Tỉ số giới tính thấp (số nữ nhiều hơn nam).
D Nền kinh tế phát triển và có nhiều đổi mới.
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 2 Dân số và gia tăng dân số
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 5 Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 23 Vùng Bắc Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 25 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 26 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 10 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 44 Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 34 Thực hành Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 36 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 37 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long