Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 7 Áp suất
- Câu 1 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
A. Người đứng cả hai chân
B. Người đứng co một chân
C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.
D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
- Câu 2 : Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào? Trong các cách sau, cách nào không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép
B. Muôn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép
C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép.
- Câu 3 : Khi xe ô tô bị sa lầy, người ta thường đổ cát, sạn hoặc đặt dưới lốp xe một tấm ván. Cách làm ấy nhằm mục đích gì? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
A. Làm giảm ma sát.
B. Làm tăng ma sát.
C. Làm giảm áp suất.
D. Làm tăng áp suất.
- Câu 4 : Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực?
A. Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ
B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật.
D. Áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật.
- Câu 5 : Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg, Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là bao nhiêu?
A. \(p{\rm{ }} = {\rm{ }}200000N/{m^2}.\)
B. \(p{\rm{ }} = {\rm{ }}20000N/{m^{2.}}\)
C. \(p{\rm{ }} = {\rm{ }}2000000N/{m^2}.\)
D. Một kết quả khác
- Câu 6 : Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích, của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
A. 45 kg
B. 50 kg
C. 51 kg
D. 60 kg
- Câu 7 : Câu so sánh áp suất và áp lực nào sau đây là đúng ?
A. Áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo.
B. Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép
C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích.
D. Giữa áp suất và áp lực không có mốì quan hệ nào.
- Câu 8 : Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người thứ hai đứng trên tấm ván diện tích S2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2S2, thì khi so sánh áp suất hai người tác dụng lên mặt đất, ta có:
A. p1 = p2
B. p1 = 1,2p2
C. p2 = 1,44p1
D. p2 = 1,2p1
- Câu 9 : Áp lực của một vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng tác dụng lên mặt phẳng này có cường độ:
A. bằng trọng lượng của vật
B. nhỏ hơn trọng lượng của vật
C. lớn hơn trong lượng của vật
D. bằng lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng
- Câu 10 : Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/N2 lên diện tích bị ép có độ lớn:
A. 2000cm2
B. 200cm2
C. 20cm2
D. 0,2cm2
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng