- Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đ...
- Câu 1 : Nhân vật yêu nước tiêu biểu chủ trương bạo động để giành độc lập ở nước ta đầu thế kỉ XX là ai?
A Phan Châu Trinh
B Hoàng Hoa Thám
C Phan Bội Châu
D Phan Đình Phùng
- Câu 2 : “ Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam” là tôn chỉ của tổ chức nào ?
A Duy Tân hội
B Hội Kín Nam Kì
C Việt Nam quang phục hội
D Đông Kinh Nghĩa Thục
- Câu 3 : Sáng lập ra tổ chức Đông kinh nghĩa thục bao gồm những ai?
A Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kể
B Phan Bội Châu, Nguyễn QuyềnV
C Lương Văn Can, Nguyễn Quyền
D Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng
- Câu 4 : Phong trào chống thuế năm 1908 được diễn ra ở khu vực nào của nước ta ?
A Bắc Kì
B Trung Kì
C Nam Kì
D Tây Nam Kì
- Câu 5 : Điểm nổi bật của tình hình nước ta đầu thế kỉ XX là
A Thực dân Pháp hoàn thành cuộc khai thác, bóc lột Việt Nam trên quy mô lớn
B Khuynh hướng vô sản bước đầu được du nhập vào nước ta
C Giai cấp tư sản, vô sản, tiểu tư sản, phong kiến ngày càng trưởng thành
D Xuất hiện khuynh hướng cứu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản
- Câu 6 : Hội Duy Tân đã đề ra chủ trương hoạt động là
A Tiến hành cải cách nhằm nâng cao dân chí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến
B Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
C Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.
D Tiến hành cuộc cải cách toàn diện kinh tế-văn hóa-xã hội
- Câu 7 : Vấn đề được Phan Châu Trinh xem như điều kiện tiên quyết để giành độc lập là
A Nâng cao dân trí, dân quyền
B Chấn hưng thực nghiệp
C Cải cách trang phục và lối sống
D Mở trường dạy học
- Câu 8 : Lực lượng đi đầu trong việc khởi xướng phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta vào đầu thế kỉ XX là
A Giai cấp tư sản dân tộc
B Giai cấp công nhân
C Văn thân, sĩ phu tư sản hóa
D Trí thức tiểu tư sản
- Câu 9 : Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?
A “Tự lực, tự cường”.
B “Tực lực cánh sinh”
C
“Tự lực khai hóa”
D “Tự do, dân chủ”
- Câu 10 : Trong cải cách trang phục và lối sống cụ Phan Châu Trinh đã chủ trương như thế nào ?
A Giữ gìn trang phục truyền thống của dân tộc
B “Âu hóa” và lên án những hủ tục phong kiến
C Học theo lối sống và trang phục của phương Tây ở thành thị
D Lên án trang phục lạc hậu của Việt Nam, chủ trương mặc âu phục như Trung Hoa
- Câu 11 : Phan Châu Trinh đã từng đi đến những đâu để vận động cải cách theo phương châm của mình?
A Khắp Quảng Nam và các tỉnh Trung Kì
B Khắp trong nước và nước ngoài
C Khắp các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì
D Khắp Trung Quốc và Nhật Bản
- Câu 12 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là gì?
A Thiếu đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức cách mạng sáng suốt.
B Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh bị bắt không có người đứng đầu
C Phong trào yêu nước diễn ra lẻ tẻ và mang tính tự phát
D Thực dân Pháp còn quá mạnh
- Câu 13 : Điểm không giống nhau giữa xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh và xu hướng bạo động của Phan Bội Châu là gì ?
A Đều xuất phát từ tinh thần yêu nước
B Chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
C Đều tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới
D Đều thực hiện cải cách văn minh
- Câu 14 : Sai lầm cơ bản của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong việc xác định kẻ thù cơ bản của cách mạng Việt Nam là gì ?
A Ảo tưởng vào kẻ thù
B Chưa nhìn thấy đầy đủ bản chất của kẻ thù
C Chưa có đối sách đúng đắn, kịp thời
D Để lộ kế hoạch hành động
- Câu 15 : Các phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng nào sau đây ?
A Trào lưu triết học ánh sáng Pháp
B Dân chủ tư sản
C Tư tưởng phong kiến
D Cách mạng tháng Mười Nga
- Câu 16 : Đặc điểm chung của các phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thể kỉ XIX là gì ?
A Lực lượng tham gia bao gồm nhiều tầng lớp, giai cấp và thành phần xã hội.
B Tổ chức theo lề lối phong kiến
C Thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp để giành độc lâp dân tộc
D Thành phần lãnh đạo là tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hóa
- Câu 17 : Vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản không phải vì
A Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa
B Sau cải cách Minh Trị (1868) Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh
C Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905), là quốc gia duy nhất ở châu Á lúc bấy giờ thắng đế quốc phương Tây
D Nhật Bản có những hành động giúp đỡ Việt Nam trong quá trình kháng chiến trước đó
- Câu 18 : Viêt Nam Quang Phục hội ra đời trong hoàn cảnh
A Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn thoái trào
B Cách mạng Việt Nam phát triển hơn so với giai đoạn trước
C Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và tác động mạnh đến Việt Nam
D Phong trào Đông Du đạt được nhiều thành quả bước đầu
- Câu 19 : Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là
A Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiêm đánh Pháp
B Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam
C Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp
D Đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp
- Câu 20 : Bài học rút ra từ phong trào Đông Du là gì?
A Cần phải dựa vào đế quốc để đánh đế quốc
B Chủ trương bạo động của Phan Bội Châu chưa đúng đắn, hợp thời
C Cần xây dựng lực lượng trong nước trên cơ sở đó tranh thủ hỗ trợ quốc tế chân chính
D Phong trào Đông Du thất bại nên không để lại bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn sau
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại