Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh - Sở GD&ĐT Quảng...
- Câu 1 : Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự:
A chi - họ - lớp - bộ - ngành - giới
B chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới.
C họ - chi - bộ - lớp - ngành - giới.
D chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.
- Câu 2 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ
A Phấn Trắng.
B Cácbon
C Silua
D Tam Điệp.
- Câu 3 : Loài nấm penixilin trong quá trình sống tiết ra kháng sinh penixilin giết chết nhiều loài vi sinh vật và vi khuẩn xung quanh loài nấm đó sinh sống. Ví dụ này minh họa mối quan hệ
A cạnh tranh.
B ức chế - cảm nhiễm.
C hội sinh.
D hợp tác.
- Câu 4 : Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là
A tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
B nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.
C một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
D các bộ ba được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.
- Câu 5 : Điều KHÔNG ĐÚNG về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là
A sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B sự tự phối làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
C qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
D qua nhiều thế hệ tự phối, kiểu gen đồng hợp có cơ hội biểu hiện nhiều hơn.
- Câu 6 : Trong kỹ thuật di truyền, người ta thường sử dụng thể truyền là
A thực khuẩn thể và vi khuẩn
B thực khuẩn thể và plasmid.
C plasmid và vi khuẩn.
D plasmid và nấm men.
- Câu 7 : Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến gen?
A Bệnh ung thư máu.
B Hội chứng Claiphentơ.
C Hội chứng Đao
D Bệnh mù màu đỏ lục.
- Câu 8 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở những loài giao phối là
A quần thể.
B loài.
C quần xã
D cá thể.
- Câu 9 : Kích thước của quần thể KHÔNG phụ thuộc vào
A sức sinh sản
B mức độ tử vong.
C cá thể nhập cư và xuất cư.
D tỷ lệ đực/cái.
- Câu 10 : Ý nào KHÔNG ĐÚNG đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?
A Có lợi trong công việc tìm kiếm thức ăn
B Phát hiện kẻ thù nhanh hơn
C Tự vệ tốt hơn.
D Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.
- Câu 11 : Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A Các quần xã sinh vật khác nhau nhưng có độ đa dạng giống nhau.
B Số lượng loài trong quần xã là một chỉ tiêu biểu thị độ đa dạng của quần xã đó.
C Quần xã có độ đa dạng cao khi có số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp.
D Mức độ đa dạng của quần xã không biểu thị sự ổn định hay suy thoái của quần xã.
- Câu 12 : Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn bao nhiêu hành động sau đây? (1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép.(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. (3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã. (5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,...
A 2
B 4
C 3
D 5
- Câu 13 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac theo Jacop - Mono, phát biểu nào sau đây đúng?
A Khi môi trường có lactôzơ, prôtêin ức chế không thể gắn vào vùng khởi động, do đó mARN pôlimeraza liên kết được với vùng vận hành để tiến hành phiên mã.
B Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
C Nhóm gen cấu trúc không hoạt động khi chất ức chế gắn vào vùng khởi động và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt prôtêin ức chế.
D Nhóm gen cấu trúc không hoạt động khi prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng.
- Câu 14 : Có 1 trình tự mARN mã hóa cho 1 đoạn polipeptit gồm 5 axit amin Sự thay thế nucleotit nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn 2 axit amin?
A Thay thế A ở bộ ba đầu tiên bằng X
B Thay thế G ở bộ ba thứ ba bằng A
C Thay thế X ở bộ ba thứ tư bằng U
D Thấy thế U ở bộ ba đầu tiên bằng A
- Câu 15 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?(1) Sự trao đổi chéo không cân giữa hai nhiễm sắc thể cùng cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể.(2) Đột biến mất đoạn có thể không làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể.(3) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể cũng có thể dẫn đến ung thư.(4) Có thể có lợi cho thể đột biến.
A 4
B 2
C 3
D 1
- Câu 16 : Cho phép lai AaBb × Aabb. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, theo lý thuyết, kiểu hình (A-B-) ở đời con chiếm tỷ lệ
A 1/4
B 9/16
C 3/8
D 1/8
- Câu 17 : Cho cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường và không xảy đột biến. Loại giao tử AbD chiếm tỷ lệ
A 1/4
B 1/16
C 3/8
D 1/8
- Câu 18 : Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi tần số các alen thuộc 1 locus gen trong quần thể theo hướng xác định là
A di nhập gen
B biến động di truyền.
C Chọn lọc tự nhiên.
D đột biến.
- Câu 19 : Ở một loài thực vật sinh sản theo hình thức tự thụ phấn, alen B qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có 100% số cây hoa đỏ. Ở thế hệ F3, tỉ lệ phân li kiểu hình là 59 cây hoa đỏ: 21 cây hoa trắng. Trong số cây hoa đỏ ở F3, tỉ lệ giữa số cây không thuần chủng và số cây thuần chủng là
A 6/53
B 6/74.
C 53/80
D 9/50.
- Câu 20 : Điều nào KHÔNG ĐÚNG với quy trình nuôi cấy hạt phấn?
A Các hạt phấn riêng lẽ có thể mọc trên môi trường nuôi nhân tạo trong ống nghiệm thành dòng tế bào đơn bội.
B Các dòng tế bào đơn bội có kiểu gen khác nhau, biểu hiện sự đa dạng của các giao tử do giảm phân tạo ra.
C Các dòng tế bào có bộ gen đơn bội nên alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình, cho phép chọn lọc invitro ở mức tế bào những dòng có các đặc tính mong muốn.
D Lưỡng bội hóa dòng tế bào n thành 2n rồi cho mọc thành cây lưỡng bội là cách duy nhất để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.
- Câu 21 : Nhóm sinh vật nào sau đây tiến hóa theo kiểu đơn giản hóa mức độ tổ chức cơ thể?
A Động vật có xương sống.
B Sinh vật sống cộng sinh.
C Sinh vật sống ký sinh.
D Sinh vật nhân sơ.
- Câu 22 : Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.(2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.(3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.(4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 23 : Cho chuỗi thức ăn sau:Khi phân tích mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong lưới thức ăn trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?(1) Khi số lượng chim gõ kiến giảm thì số lượng xén tóc có xu hướng tăng lên.(2) Khi chim gõ kiến mất hẳn khỏi hệ sinh thái thì loài mất tiếp theo là trăn.(3) Khi số lượng trăn suy giảm thì số lượng thằn lằn tăng mạnh hơn chim gõ kiến.(4) Khi sóc mất khỏi hệ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa trăn và diều hâu trở nên mạnh hơn.
A 2
B 4
C 3
D 1
- Câu 24 : Ở sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 399 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có nucleotit loại A = 450; ba loại nucleotit còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN làm khuôn cho sự tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là
A U = 350; A = G = X = 250.
B U = 451; A = G = 250; X = 249.
C A = 451; X = 250; U = G = 251.
D A = 451; U = G = X =251.
- Câu 25 : Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định. Người ta tiến hành tự thụ phấn cây dị hợp về hai cặp gen có kiểu hình cây cao, hạt trong. Ở đời con thu được 542 cây cao, hạt trong : 209 cây cao, hạt đục : 212 cây lùn, hạt trong : 41 cây lùn, hạt đục. Biết rằng mọi diễn biến của quá trình sinh noãn và sinh hạt phấn đều giống nhau. Kiểu gen của cây dị hợp đem tự thụ phấn và tần số hoán vị gen (f) là:
A ; f = 20%.
B ; f = 40%
C ; f = 20%
D ; f = 40%.
- Câu 26 : Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen Aa xảy ra hoán vị với tần số 25%. Tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị được tạo ra là:
A ABD = Abd = aBD = abd = 6,25%.
B ABD = abD = Abd = aBd = 6,25%.
C ABD = aBD = Abd = abd = 12,5%.
D ABD = ABd = aBD = Abd = 12,5%.
- Câu 27 : Hai gen A và b cùng nằm trên một nhiễm sắc thể ở vị trí cách nhau 40cM. Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn. Cho phép lai , theo lý thuyết, kiểu hình mang cả hai tính trạng trội (A-B-) ở đời con chiếm tỉ lệ:
A 25%
B 35%.
C 30%
D 20%.
- Câu 28 : Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa kép, alen b quy định hoa đơn, alen D quy định hoa đỏ, alen d quy định hoa trắng. Biết rằng, trong quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Xét phép lai P (Aa, Bb, Dd) × (aa, bb, dd) nếu Fb xuất hiện tỉ lệ 1 cây thân cao, hoa kép, trắng: 1 cây thân cao, hoa đơn, đỏ: 1 cây thân thấp, hoa kép, trắng: 1 cây thân thấp, hoa đơn, đỏ thì kiểu gen của bố mẹ (P) là:
A
B
C
D
- Câu 29 : Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen qui định. Alen A1 qui định lông xám trội hoàn toàn so với alen a2 và a3. Alen a2 qui định lông đen trội hoàn toàn so với alen a3 qui định lông trắng. Một quần thể đã qua ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa có 75% cá thể lông xám, 9% cá thể lông đen, các cá thể còn lại có lông trắng. Tính theo lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?(1) Tần số alen A2 = 0,3.(2) Tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen dị hợp trong quần thể là 58%.(3) Trong số cá thể mang kiểu hình lông xám của quần thể số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ: 1/3.(4) Cho tất cả con lông đen trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với con lông trắng, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 5 trắng: 4 đen.
A 4
B 1
C 3
D 2
- Câu 30 : Cho sơ đồ phả hệ sau:Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một locus gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ.Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?(1) Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.(2) Có 6 người trong phả hệ biết được chính xác kiểu gen.(3) Xác suất để cặp vợ chồng thế hệ thứ III sinh được con trai bình thường là 5/6(4) Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh con gái không mang alen bị bệnh là 1/6.
A 4
B 3
C 2
D 1
- Câu 31 : Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 24% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Cho phép lai P: ♂AabbDd x ♀AaBbdd, theo lí thuyết nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về đời con?
A Hợp tử 2n chiếm 66,88%.
B Hợp tử (2n + 1) chiếm 15,12%.
C Trong tổng số hợp tử đột biến, hợp tử ( 2n -1) chiếm 55,56%.
D Số loại kiểu gen tối đa của hợp tử là 48.
- Câu 32 : Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen . Hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số bằng nhau, kiểu hình quả vàng, bầu dục có kiểu gen là . Theo lý thuyết, kết quả nào dưới đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?
A 5,25%
B 7,29%.
C 12,25%
D 16%.
- Câu 33 : Ở phép lai giữa ruồi giấm với ruồi giấm cho F1 có kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tần số hoán vị gen là:
A 40%
B 30%
C 35%
D 20%.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen