Đề thi HK 2 môn Sinh lớp 12 trường THPT Phan Ngọc...
- Câu 1 : Có bao nhiêu phát biểu sai về đồng quy tính trạng ?(1). Chọn lọc tự nhiên tiến hành trên một đối tượng theo nhiều hướng.(2). Chọn lọc tự nhiên trên nhiều đối tượng theo một hướng.(3). Chọn lọc tự nhiên trên một đối tượng theo một hướng xác định.(4). Làm các sinh vật khác nhau có nguồn gốc chung.
A 3
B 4
C 2
D 1
- Câu 2 : Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu sai ?(1) Ở động vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường tăng, thì tốc độ sinh trưởng và phát triển ngắn.(2) Ở loài tôm sú thời gian của chu kì sống ( từ trứng đến trưởng thành ) ở 25o C là 10 ngày đêm, ở 18oC là 17 ngày đêm thì loài tôm này có ngưỡng phát triễn là 8oC.(3) Các nhân tố sinh thái vô sinh trong môi trường sống có thể làm biến động sổ lượng cá thể của quần thể.(4) Môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm không khí ,đất,nước, xã hội, sinh vật và môi trường trên cạn(5) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn kích thước của các động vật cùng loài sống ở vùng ôn đới.
A 3
B 4
C 1
D 2
- Câu 3 : Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng ?
A Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết vì già.
B Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật.
C Tuổi của quần thể là tuổi thọ trung bình của cá thể trong quần thể.
D Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.
- Câu 4 : Cho các loài sinh vật sau:(1).Vi sinh vật. (2). Chim. (3). Con người. (4). Thực vật.(5). Thú. (6). Ếch nhái. (7) Bò sát. (8). Nấm.Có bao nhiêu sinh vật biến nhiệt ?
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 5 : Các nhân tố tiến hóa sau: (1) CLTN. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di – nhập gen.Các nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể ?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 6 : Cho các nhân tố tiến hóa sau:(1) Đột biến. (2) Thường biến. (3) Di - nhập gen. (4) Giao phối không ngẫu nhiên. (5) Giao phối ngẫu nhiên. (6) Các yếu tố ngẫu nhiên.Có bao nhiêu nhân tố không chi phối quá trình tiến hóa nhỏ ?
A 4
B 5
C 2
D 3
- Câu 7 : Trình tự các loài nào trong số trình tự các loài nêu dưới đây được sắp xếp đúng theo trình tự thời gian tiến hoá:1. người đứng thẳng (H.erectus);2. người khéo léo (H.habilis);3. người hiện đại; (H.sapiens);4. người Neandectan.
A 2→1→3→4.
B 2→ 1→4→3.
C 1→2→ 3→4.
D 2→ 4→ 3→1.
- Câu 8 : Cho các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:(1) Cây phong lan và cây thân gỗ; (2) Chim mỏ đỏ và linh dương;(3) Cá ép và cá lớn; (4) Cây tầm gửi và cây cây gỗ;(5) Cây nắp ấm và ruồi, muỗi; (6) Hải quỳ và cua.Có bao nhiêu mối quan hệ hỗ trợ khác loài ?
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 9 : Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:P: 0.20AA + 0,30Aa + 0,50aa =1F1: 0.30AA +0,25Aa + 0,45aa=1F2: 0.40AA +0,20Aa + 0,40aa=1F3:0.55AA +0,15Aa +0,30aa=1F4: 0,75AA + 0.10Aa + 0,15aa = 1.Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này ?
A Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
B Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
C Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
D Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
- Câu 10 : Trong những kết luận dưới đây, kết luận nào sai ?(1). Nhân tố sinh thái là nhân tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi.(2). Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa hỗ trợ nhau chống chọi với những điều kiện bất lợi của môi trường.(3). Quần thể phân bố trong phạm vi nhất định gọi là ổ sinh thái(4). Các loại tháp sinh thái luôn có đáy rộng, đĩnh hẹp.(5). Cạnh tranh là một trong những đặc điểm thích nghi.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 11 : Có bao nhiêu bằng chứng sau đây cho thấy con người có nguồn gốc từ động vật có vú ?(1). Biết sử dụng công cụ. (2). Răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.(3) Xương cụt là dấu vết của đuôi. (4) Có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.(5) Hiện tượng mọc lông khắp cơ thể. (6) Bán cầu đại não phát triển.(7) Xương bàn tay có năm ngón.
A 3
B 2
C 5
D 4
- Câu 12 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật trong tự nhiên ?(1). Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường.(2). Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể chỉ xảy ra ở các quần thể động vật không xảy ra các quần thể thực vật.(3). Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.(4). Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.(5). Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống mức tối thiểu.
A 2
B 3
C 1
D 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen