Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 6 (...
- Câu 1 : Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là:
A Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua
D Châu chấu, ếch, muỗi.
- Câu 2 : Ở 1 loài động vật ngẫu phối, cho con cái lông trắng thuần chủng giao phối với con đực lông trắng, đời con F1 thu được toàn lông trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, F2 thu được tỉ lệ 13 lông trắng: 3 lông đen. Tiến hành cho những con lông đen ngẫu phối với nhau thu F3. Hỏi ở F3, theo lí thuyết, tỉ những con lông trắng là bao nhiêu?
A 1/3
B 1/9
C 1/10
D 1/4
- Câu 3 : Ở một loài thú, khi cho lai giữa cá thể cái thuần chủng chân cao, lông dài với cá thể đực chân thấp, lông ngắn thu được F1 toàn chân cao, lông dài. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 như sau:- Giới cái: 300 con chân cao, lông dài.- Giới đực:135 con chân cao, lông dài; 135 con chân thấp, lông ngắn 15 con chân cao, lông ngắn; 15 con chân thấp, lông dài.Biết rằng: mỗi gen quyđịnh một tính trạng, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái. Kết luận nào sau đây là đúng nhất?
A Hai cặp gen quy định hai tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên nhiễm sắc thể × không có alen tương ứng trên Y hoặc nằm trên nhiễm sắc thể × có alen tương ứng trên Y.
B Hai cặp gen quy định hai tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên nhiễm sắc thể × không có alen tương ứng trên Y.
C Hai cặp gen quy định hai tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên nhiễm sắc thể × không có alen tương ứng trên Y hoặc nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D Hai cặp gen quy định hai tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên nhiễm sắc thể × có alen tương ứng trên Y.
- Câu 4 : Điều gì sẽ xảy ra nếu gen điều hoà của Opêron Lac ở vi khuẩn bị đột biến tạo ra sản phẩm có cấu hình không gian bất thường?
A Opêron Lac sẽ chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôza.
B Opêron Lac sẽ không họat động ngay cả khi môi trường có lactôza
C Opêron Lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactôza
D Opêron Lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào.
- Câu 5 : Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây?
A Gây đột biến ở hợp tử
B Lai giống
C Xử lý hạt giống bằng chất cônsixin
D Làm hỏng thoi vô sắc của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây
- Câu 6 : Ở người tính trạng nhóm máu A,B,O do một gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
A 3/4
B 119/144
C 25/144
D 19/24
- Câu 7 : Trong một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 bé, Bé I có nhóm máu O, bé II có nhóm máu AB- Cặp bố mẹ I cùng có nhóm AB; cặp bố mẹ II người bố có nhóm A, mẹ có nhóm B- Hãy xác định bố mẹ của 2 bé.
A Cặp bố mẹ I là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ II là của bé I
B Cặp bố mẹ II là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ I là của bé I
C Hai cặp bố mẹ đều không phải là bố mẹ của 2 bé
D Không xác định được
- Câu 8 : Điều nào dưới đây không đúng khi nói đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa?
A Mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi.
B Phổ biến hơn đột biến NST.
C Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
D Luôn tạo ra được các tổ hợp gen thích nghi.
- Câu 9 : Khi lai thuận và lai nghịch 2 nòi gà thuần chủng mào hình hạt đào × mào hình lá được F1 đều có màu hình hạt đào. F2 phân li = 93 hạt đào + 31 hoa hồng +26 hạt đậu + 9 mào lá. Phép lai này tuân theo quy luật
A Bổ sung đồng trội
B Quy luật Menden
C Tương tác át chế trội
D Bổ sung át chế lặn
- Câu 10 : Lai ruồi giấm mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng người ta thu được 100% ruồi cái F1 có mắt đỏ tía và 100%. ruồi đực F1 có mắt đỏ tươi. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình : 3/8 số ruồi F2 có mắt ở tía, 3/8 số ruồi F2 có mắt đỏ tươi và 2/8 số ruồi F2 có mắt trắng. Kết luận nào được rút ra từ kết quả của phép lai trên là đúng ?
A Màu mắt của ruồi giấm đo 2 gen khác nhau cùng nằm trên NST giới tính × quy định.
B Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST giới tính × quy định
C Màu mắt của ruồi giấm do 1gen nằm trên NST giới tính × và một gen nằm trên NST thường tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
D Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST giới tính × và một gen nằm trên NST thường quy định.
- Câu 11 : Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275× 105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28× 105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21× 104 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165× 102 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal. Tỉ lệ thất thoát năng lượng cao nhất trong quần xã là
A giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và cấp 1.
B giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và cấp 2.
C giữa bậc dinh dưỡng cấp 5 và cấp 4.
D giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 và cấp 3.
- Câu 12 : Các bước trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm:1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.2. lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.3. Tạo các dòng thuần chủng.4. sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A 3, 2, 1, 4.
B 3, 2, 4, 1
C 2, 1, 3, 4.
D 2, 3, 4, 1.
- Câu 13 : Điều gì sẽ xảy ra nếu một protein ức chế của một operon cảm ứng bị đột biến làm cho nó không còn khả năng dính vào trình tự vận hành?
A Các gen của operon được phiên mã liên tục.
B Một cơ chất trong con đường chuyển hóa được điều khiển bởi operon đó được tích lũy
C Sự phiên mã các gen của operon giảm đi.
D Nó sẽ liên kết vĩnh viễn vào promoter.
- Câu 14 : Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường?
A Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất.
B Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật
C Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
D Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật.
- Câu 15 : Tại vùng chín của một cơ thể đực có kiểu gen AaBbCc De/dE tiến hành giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường và có 1/3 số tế bào xảy ra hoán vị gen. Theo lý thuyết số lượng tế bào sinh dục chín tối thiểu tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa mang các gen trên là
A 8
B 16
C 32
D 12
- Câu 16 : Một tác nhân hoá học là chất đồng đẳng của Timin có thể gây ra dạng đột biến nào sau đây khi nó thấm vào trong tế bào ở giai đoạn ADN đang tiến hành tự nhân đôi?
A Đột biến 2 phân tử Timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.
B Đột biến thêm cặp A - T.
C Đột biến mất cặp A - T.
D Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G - X.
- Câu 17 : Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Gen trội là trội hoàn toàn. Khi thực hiện phép lai P: ♂AaBbCcDd × ♀AabbCcDd. Tỉ lệ phân li ở F1 có kiểu hình không giống bố cũng không giống mẹ là
A 27/64
B 31/64
C 7/8
D 37/64
- Câu 18 : Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất được F1 có chiều cao trung bình, sau đó cho F1 giao phấn. Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có chiều cao trung bình ở F2 là:
A 180 cm và 126/256
B 185 cm và 108/256
C 185 cm và 63/256
D 185 cm và 121/256
- Câu 19 : Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa 2 loài?
A Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
B Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
C Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
D Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
- Câu 20 : Câu nào sau đây giải thích về ưu thế lai là đúng?
A Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có ưu thế lai cao.
B Lai 2 dòng thuần với nhau sẽ luôn cho ra ưu thế lai cao.
C Lai 2 dòng thuần khác xa nhau về khu vực địa lí sẽ luôn cho ra ưu thế lai cao.
D Người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì con lai không đồng nhất về kiểu hình.
- Câu 21 : Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành
A các quần thể khác nhau
B các ổ sinh thái khác nhau.
C các quần xã khác nhau
D các sinh cảnh khác nhau
- Câu 22 : Trong bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi khoáng đãng, còn một loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong để
A tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp
B bổ sung thức ăn cho cá.
C giảm sự cạnh tranh của 2 loài
D làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể bơi.
- Câu 23 : Khi một quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu, bậc dinh dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là:
A Sinh vật sản xuất, ví dụ các loài thực vật.
B Sinh vật tiêu thụ bậc một, ví dụ châu chấu.
C Sinh vật tiêu thụ bậc hai, ví dụ động vật ăn côn trùng.
D Các loài ăn thịt đầu bảng, ví dụ diều hâu.
- Câu 24 : Nội dung cơ bản của định luật Hac đi - Van bec là trong quần thể giao phối tự do:
A tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.
B tỉ lệ các loại kiểu gen trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.
C tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.
D tỉ lệ kiểu gen đồng hợp bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
- Câu 25 : Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho P: ruồi giấm đực mắt trắng × ruồi giấm cái mắt đỏ thu được F1 100% ruồi giấm mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do thu được F2 có tỷ lệ 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng trong đó mắt trắng là con đực. cho mắt đỏ dị hợp F2 lai với đực mắt đỏ được F3. Biết không có đột biến, theo lý thuyết trong tổng số ruồi F3, ruồi đực mắt đỏ chiếm tỷ lệ bao nhiêu ?
A 100%
B 50%
C 75%
D 25%
- Câu 26 : Về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào, cho các phát biểu sau:I.Các gen nằm trên miền nhân của E.coli luôn có số lần phiên mã bằngnhau.II.Các gen nằm trên miền nhân của vi khuẩn E.coli luôn có số lần tự sao bằngnhau.III.Cả tự sao, phiên mã, dịch mã đều sử dụng mạch khuôn tổng hợp và có nguyên tắc bổsung.IV. ARN (chứkhôngphảilàADN) mới là đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide.Số phát biểu chính xác là:
A 2
B 4
C 3
D 1
- Câu 27 : Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hiđrô, hiệu số giữa nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 20%. Sau đột biến chiều dài gen không đổi.Cho các phát biểu sau:I. Gen ban đầu có số lượng từng loại nuclêôtit là A = T = 450, G = X = 1050.II. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G của gen đột biến bằng 42,90% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.III. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G bằng 42,72% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.IV. Dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.Số phát biểu đúng là
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 28 : Cho sơ đồ phả hệ sau:Biết rằng, ở người bệnh X do một trong hai gen lặn a hoặc b quy định; kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai gen gây sẩy thai. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?I. Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ, chồng 9, 10 là 5/12.II. Có thể xác định được kiểu gen của tối đa 4 người trong phả hệ.III. Người phụ nữ 1 có kiểu gen đồng hợp.IV. Cặp vợ chồng 9, 10 sinh con chắc chắn bị bệnh X.
A 2
B 4
C 3
D 1
- Câu 29 : Ở một loài thực vật, khi cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng thuần chủng thu được F1 toàn cây quả đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 với tỉ lệ 56,25% cây quả đỏ: 43,75% cây quả vàng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Cho cây quả đỏ F1 giao phấn với 1 trong số các cây quả đỏ F2 có thể thu được tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.II. Ở F2 có 5 kiểu gen quy định cây quả đỏ.III. Cho 1 cây quả đỏ ở F2 giao phấn với 1 cây quả vàng F2 có thể thu được F3 có tỉ lệ 3 cây quả đỏ: 5 cây quả vàng.IV. Trong số cây quả đỏ ở F2 cây quả đỏ không thuần chủng chiếm 8/9.
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 30 : Ở một loài thực vật , xét hai cặp gen Aa và Bb lần lượt quy định hai cặp tính trạng màu sắc hoa và hình dạng quả. Cho cây thuần chủng hoa hoa đỏ, quả tròn lai với cây thuần chủng hoa vàng, quả bầu dục thu được F1 có 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với nhau thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Cho các nhận xét sau:1. F2 chắc chắn có 10 kiểu gen2. Ở F2 luôn có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn3. F1 dị hợp tự hai cặp gen4. Nếu cơ thể đực không có hoán vị gen thì tần số hoán vị gen ở cơ thể cái là 36%.Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 31 : Ở một loài thực vật tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau chi phối, kiểu gen chứa hai loại gen trội cho hoa đỏ, kiểu gen chỉ chứa một loại gen trội cho hoa hồng, kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng. Tiến hành tự thụ phấn cây hoa đỏ dị hợp hai cặp gen được F1. Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?(1) Tỉ lệ cây dị hợp tử ở F1 là 50%.(2) Nếu cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ hoa đỏ thuần chủng trong số những cây hoa đỏ ở F2 thu được là 25%.(3) Nếu cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn tỉ lệ cây hoa hồng thu được khoảng 27,78%.(4) Nếu cho cây hoa hồng F1 giao phấn ngẫu nhiên đến khi cân bằng di truyền thì tỉ lệ kiểu hình thu được là 25 hoa đỏ : 40 hoa hồng : 16 hoa trắng.
A 2
B 1
C 3
D 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen