- Vùng Đông Nam Bộ
- Câu 1 : Dựa vào Át lát Địa lí trang 29, hãy cho biết Đông Nam Bộ bao gồm mấy tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương)?
A 5
B 6
C 7
D 8
- Câu 2 : Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn ở Đông Nam Bộ?
A Đất sét.
B Dầu khí.
C Bôxit.
D Cát thủy tinh.
- Câu 3 : Chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội nào ở Đông Nam Bộ năm 1999 thấp hơn trung bình cả nước?
A Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị.
B Thu nhập bình quân đầu người một tháng.
C Tỷ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình.
D Tỷ lệ dân số đô thị.
- Câu 4 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 27, hãy cho biết Đông Nam Bộ không giáp vùng nào sau đây?
A Đồng bằng sông Cửu Long
B Tây Nguyên
C Duyên hải Nam Trung Bộ
D Bắc Trung Bộ
- Câu 5 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong cơ cấu GDP của vùng Đông Nam Bộ?
A 6,2%.
B 65,1%.
C 28,7%.
D 33%.
- Câu 6 : Trung tâm du lich lớn nhất Đông Nam Bộ là
A TP Hồ Chí Minh
B Biên Hòa
C Vũng Tàu
D Côn Đảo
- Câu 7 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết cho biết tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người của TP Hồ Chí Minh là
A từ 4 đến 8 triệu đồng.
B từ 8 đến 12 triệu đồng.
C từ 12 đến 16 triệu đồng.
D trên 16 triệu đồng.
- Câu 8 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết cán cân xuất nhập khẩu của TP Hồ Chí Minh năm 2007 là
A 18.930 triệu USD.
B 17.470 triệu USD.
C + 1460 triệu USD.
D – 1460 triệu USD.
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào của Đông Nam Bộ không có ngành công nghiệp điện tử?
A Thành phố Hồ Chí Minh.
B Biên Hòa.
C Thủ Dầu Một.
D Vũng Tàu.
- Câu 10 : Quốc lộ 13 đi qua cửa khẩu quốc tế nào?
A Mộc Bài.
B Xa Mát.
C Hoa Lư.
D Đồng Tháp.
- Câu 11 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trong cơ cấu GDP của vùng Đông Nam Bộ, khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất là
A Công nghiệp – xây dựng.
B Nông lâm ngư nghiệp.
C Dịch vụ.
D Công nghiệp dầu khí.
- Câu 12 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ là
A TP Hồ Chí Minh.
B Biên Hòa.
C Vũng Tàu.
D Thủ Dầu Một.
- Câu 13 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A Long An.
B Vĩnh Long.
C Tiền Giang.
D Tây Ninh.
- Câu 14 : Nhà máy nào sau đây là nhà máy thủy điện của vùng Đông Nam Bộ?
A Thủ Đức.
B Trị An.
C Phú Mỹ.
D Bà Rịa
- Câu 15 : Ý nào sau đây không đúng về nguyên nhân khiến Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
A Có nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
B Thu nhập bình quân đầu người cao.
C Giáo dục, y tế phát triển.
D Mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy bảo quản nông sản.
- Câu 16 : Ngành dệt may của Đông Nam Bộ phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu nào sau đây?
A Nguồn nguyên liệu phong phú.
B Nguồn lao động dồi dào.
C Có nhiều lao động kĩ thuật cao.
D Giao thông thuận tiện.
- Câu 17 : Ý nào sau đây không đúng với dân cư-xã hội của vùng Đông Nam Bộ?
A Là vùng có mật độ dân số cao hơn cả nước.
B Chất lượng cuộc sống thấp hơn các vùng khác.
C Có sức hút lớn với lao động nhập cư từ các vùng khác tới.
D Nguồn lao động dồi dào, lao động có trình độ tay nghề và rất năng động, sáng tạo.
- Câu 18 : Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm khí hậu của vùng Đông Nam Bộ?
A Có nhiệt độ trung bình năm trên 24oC.
B Có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.
C Thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của bão.
D Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Nam.
- Câu 19 : Điện là ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ không phải vì lí do nào sau đây?
A Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối hoàn thiện.
B Sông ngòi có tiềm năng thủy điện khá lớn.
C Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm.
D Có trữ lượng dầu khí lớn ở thềm lục địa.
- Câu 20 : Nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản xuất nông lâm ngư nghiệp mà ngành công nghiệp trọng điểm nào sau đây ở Đông Nam Bộ phát triển mạnh?
A Hóa chất.
B Khai thác nhiên liệu.
C Sản xuất vật liệu xây dựng.
D Chế biến lương thực thực phẩm.
- Câu 21 : Đặc điểm không phải của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ là
A hoạt động xuất nhập khẩu dẫn đầu cả nước.
B dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.
D TP Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ lớn nhất
- Câu 22 : Cho bảng số liệu sau:Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép của các tỉnh thành phố vùng Đông Nam Bộ (lũy kế đến năm 2017)Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép của các tỉnh thành phố vùng Đông Nam Bộ (lũy kế đến năm 2017) là
A biểu đồ đường
B biểu đồ tròn
C biểu đồ cột
D biểu đồ miền
- Câu 23 : Nguyên nhân quan trọng nhất về mặt tự nhiên để cây cao su phát triển mạnh nhất ở vùng Đông Nam Bộ là
A nguồn nước mặt phong phú
B có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su trong vùng.
C thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định.
D có loại đất xám rất thích hợp cho cây cao su, khí hậu nóng ẩm, ít bão.
- Câu 24 : Cho bảng số liệu sau:Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ(Đơn vị: tỉ đồng)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ năm 2000 và năm 2010 là.A biểu đồ tròn bán kính bằng nhau
B biểu đồ tròn bán kính 2010 gấp 8,1 lần bán kính 2000
C biểu đồ cột chồng
D biểu đồ tròn bán kính 2010 gấp 2,8 lần bán kính 2000
- Câu 25 : Cho bảng số liệu:Sản lượng dầu thô khai thác của Đông Nam Bộ qua các năm(Đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?A Sản lượng dầu thô năm 2016 nhiều hơn 9610 nghìn tấn so với năm 1995.
B Sản lượng dầu thô năm 2016 gấp 2,25 lần sản lượng năm 1995
C Sản lượng dầu cao nhât vào năm 2015
D Sản lượng dầu thô của Đông Nam Bộ tăng liên tục trong giai đoạn 1995 – 2016.
- Câu 26 : Cho bảng số liệuDiện tích gieo trồng cây cao su của cả nước và Đông Nam Bộ (Đơn vị: nghìn ha )Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A Tốc độ tăng diện tích cây cao su của Đông Nam Bộ lớn hơn cả nước.
B Diện tích cây cao su của Đông Nam Bộ luôn chiếm từ 70-80% diện tích cao su cả nước.
C Diện tích cây cao su của Đông Nam Bộ năm 2014 gấp 1,98 lần năm 2000
D Diện tích cao su của Đông Nam Bộ tăng giảm thất thường.
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 2 Dân số và gia tăng dân số
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 5 Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 23 Vùng Bắc Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 25 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 26 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 10 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 44 Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 34 Thực hành Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 36 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 37 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long