Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) Tiết 1, 2 (Có lờ...
- Câu 1 : Một trong những lợi thế của căn cứ Lam Sơn là gì?
A Nối liền giữa đồng bằng và miền núi.
B Vùng đồng bằng bằng phẳng, màu mỡ.
C Vùng đầm lầy, lau sậy um tùm.
D Vùng quân Minh tập trung đông.
- Câu 2 : “Phận vinh hiển có khác nhau mong có tinh như vùng chung một họ … chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước, làm cho xóm làng được yên lành. Thế sống chết cùng nhau, không dám quân lời thề son sắt…Kính xin có lời thề”. Đoạn tự liệu trên trong “Lam Sơn thực lực” phản ánh sự kiện gì liên quan đến thời kì Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa?
A Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn.
B Lê Lợi chiêu tập nhiều người yêu nước ở các địa phương.
C Lê Lợi cùng 18 người chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai.
D Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương.
- Câu 3 : Năm 1418 đã diễn ra sự kiện gì gây bất lợi cho nghĩa quân Lam Sơn?
A Quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh.
B Quân Minh giết được Lê Lợi.
C Quân Minh tăng cường đàn áp nhân dân ta.
D Quân Minh sử dụng chính sách chia rẽ dân tộc.
- Câu 4 : Sự kiện nào đánh dấu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới?
A Quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân Lam Sơn (1424).
B Quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh (1418).
C Quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh (1421)
D Nghĩa quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425)
- Câu 5 : Kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An do ai đề ra?
A Lê Lợi.
B Nguyễn Chích.
C Nguyễn Trãi.
D Vương Thông.
- Câu 6 : Trong vòng 10 tháng (từ tháng 10 – 1424 đến tháng 8-1425), nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được một khu vực rộng lớn từ
A Thanh Hóa đến hết Nam Bộ.
B Thanh Hóa đến Nghệ An.
C Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
D Nghệ An đến đèo Hải Vân.
- Câu 7 : Lê Lợi quyết định mở cuộc tiến công ra Bắc (năm 1426) với mấy đạo quân?
A hai đạo quân.
B ba đạo quân.
C bốn đạo quân.
D năm đạo quân.
- Câu 8 : Điểm tập kích đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển căn cứ từ Thanh Hóa vào Nghệ An là
A Thành Trà Lân.
B Thành Nghệ An.
C Diễn Châu.
D đồn Đa Căng.
- Câu 9 : Nội dung nào không phải khó khăn nghĩa quân Lam Sơn gặp phải trong những năm đầu hoạt động?
A Lực lượng nghĩa quân chưa lớn mạnh.
B Nhà Minh đã áp đặt được bộ máy cai trị lâu dài.
C Nghĩa quân chuyển địa bàn hoạt động vào Nghệ An.
D Quân Minh tổ chức nhiều cuộc vây quét và tấn công.
- Câu 10 : Ba đạo quân Lam Sơn tiến công ra Bắc không nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch.
B giải phóng miền Bắc, tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa.
C cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai.
D chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
- Câu 11 : Vì sao hào kiệt khắp nơi lại tìm về hội với nghĩa quân Lam Sơn?
A Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa)
B Đất Thanh Hóa vốn nổi tiếng bởi truyền thống anh dũng, anh hùng.
C Truyền thống đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta vẫn luôn được phát huy.
D Nhà Minh nới lỏng chính sách cai trị.
- Câu 12 : Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh vào mùa hè năm 1423 xuất phát từ nguyên nhân nào?
A Nghĩa quân có sự phân hóa.
B Tướng Nguyễn Chích hi sinh.
C Nghĩa quân còn non yếu, gặp nhiều nguy nan.
D Giả vờ thua để chuẩn bị lực lượng phản công.
- Câu 13 : Tại sao Nguyễn Chích lại đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn đóng quân từ vùng rừng núi Thanh Hóa vào Nghệ An?
A Nơi đây là vùng đất có truyền thống yêu nước nồng nàn.
B Nơi đây là vùng có vị thế hiểm yếu.
C Nơi đây có địa hình bằng phẳng, dễ chiến đấu.
D Nơi đây quân Minh đã thông thạo địa hình.
- Câu 14 : Biểu hiện tiêu biểu nào minh chứng cho sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426?
A Hàng ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân.
B Lê Lai cải trang thành Lê Lợi, liều chết phá vòng vây của quân giặc.
C Cùng nêu cao lời thề quyết chiến ở Hội thề Lũng Nhai (Thanh Hóa).
D Giúp nghĩa quân chiến thắng trong trận Chi Lăng – Xương Giang.
- Câu 15 : Nhận định nào là chính xác khi đánh giá về đề nghị của Nguyễn Chích vào năm 1424?
A Đề nghị chưa đúng đắn, gây nhiều tổn thất cho nghĩa quân.
B Đề nghị hoàn toàn đúng đắn, giúp nghĩa quân giành nhiều chiến thắng.
C Đề nghị hoàn toàn đúng đắn, giúp nghĩa quân lật đổ hoàn toàn ách cai trị của nhà Hán.
D Đề nghị chưa đúng đắn, quân Minh đã thông thuộc hết địa hình Nghệ An.
- Câu 16 : Trong những năm 1418 - 1423, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn với tinh thần chiến đấu
A rệu rã, khuất phục trước khó khăn.
B dũng cảm, kiên cường ở giai đoạn đầu.
C dũng cảm, bất khuất, hi sinh.
D hi sinh bảo vệ Lê Lai.
- Câu 17 : Nhận xét nào sau đây là chính xác về kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi?
A Mở ra bước chuyển mới của cuộc kháng chiến.
B Chu đáo, toàn diện, buộc địch vào thế bị động.
C Giải phóng được hoàn toàn vùng Tây Bắc nước ta.
D Tạo điều kiện cho quân ta giành thắng lợi ở Chi Lăng – Xương Giang.
- Câu 18 : Tại sao quân Minh lực lượng mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân Lam Sơn mà phải chấp nhận hòa với Lê Lợi?
A Lực lượng quân Minh đã suy yếu dần.
B Quân Minh muốn thực hiện âm mưu mua chuộc Lê Lợi.
C Quân Minh đã cạn kiệt về vũ khí và lương thực.
D Quân Minh đang ở thế phòng ngự, bị động.
- Câu 19 : Chọn đoạn thơ sau:Vừa khi cờ nghĩa dấy lên
Chính lúc quân thù đang mạnh
... Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu Đoạn thơ trên của Nguyễn Trãi nói đến thời kì hoạt động nào của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?A Hoạt động ở vùng rừng núi Thanh Hóa (1418 – 1423)
B Nghĩa quân tiến vào phía Nam (1424 – 1425)
C Nghĩa quân giải phóng Đông Quan (1426 – 1427)
D Nghĩa quân giành thắng lợi hoàn toàn.
- Câu 20 : “Thành này do Lương Nhữ Hốt, một viên tướng người Việt theo quân Minh giữ chức tham chính, làm chỉ huy. Trận này quân Việt giành thắng lợi, diệt hơn 1 ngàn quân địch, thu hết quân giới, đốt sạch trại thành của địch. Lương Nhữ Hốt bỏ chạy về thành Tây Đô. Quân Minh do Hoa Anh chỉ huy đến đánh, bị thua, cũng rút về Tây Đô”.Đoạn tư liệu trên nói đến trận đánh nào của nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn cuối năm 1424 đến cuối năm 1426?
A Trận đánh ở Diễn Châu.
B Trận đánh ở Khả Lưu.
C Trận đánh thành Trà Lân
D Trận đánh thành Đa Căng.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7