Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)...
- Câu 1 : Bước phát triển mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chịu tác động bởi nhân tố nào?
A Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga.
B Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ và lan rộng.
C Hệ quả của cách mạng Tân Hợi.
D Phong trào ở Nam Á và Tây Á phát triển rộng khắp.
- Câu 2 : Phong trào nào ở Trung Quốc đã ở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á?
A Phong trào Tân Hợi.
B Phong trào Duy Tân.
C Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
D Phong trào Ngũ Tứ.
- Câu 3 : Gan-di đã động viên nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh đòi
A quyền bình đẳng giai cấp.
B quyền độc lập
C tự do kinh doanh.
D phát triển văn hóa dân tộc.
- Câu 4 : Trong những năm 1926 – 1927, nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng với mục tiêu
A lật đổ tập đoàn phản động Quốc dân đảng.
B đánh đổ các tập đoàn phong kiến quân phiệt.
C chống lại sự xâm lược của phân phiệt Nhật.
D chống lại âm mưu xâu xé của các nước đế quốc.
- Câu 5 : Tầng lớp trí thức ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường nào sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”?
A
cách mạng vô sản.
B dân chủ tư sản
C phong kiến độc lập.
D cải cách kinh tế - xã hội.
- Câu 6 : Nét mới của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trong những năm 20 của thế kỉ XX ở khu vực Đông Nam Á là gì?
A Giai cấp vô sản tham gia lãnh đạo cách mạng.
B Giai cấp tư sản chiếm ưu thế trong phong trào cách mạng.
C Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện.
D Các phong trào chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa Tam dân.
- Câu 7 : Nội dung nào sau đây không phản ánh nét mới trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?
A Các phong trào quy tụ thành một vài trung tâm lớn.
B Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh.
C Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập ở các nước.
D Các phong trào diễn ra mạnh mẽ, lan rộng khắp châu lục.
- Câu 8 : Nhân tố nào sau đây không tác động đến sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
A Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga.
B Sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ nhất.
C Chủ nghĩa phát xít được hình thành ở một số nước.
D Tác động của cuộc cách mạng vô sản ở Nga năm 1917.
- Câu 9 : Tại sao từ năm 1937, cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì Quốc – Cộng hợp tác?
A Quốc – Cộng có nhiều quyền lợi chung.
B Quốc – Cộng đã hòa nhập làm một đảng.
C Nhật phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
D Có tiền đề hợp tác từ trước.
- Câu 10 : Đâu không phải là phong trào đấu tranh tiêu biểu minh chứng cho sự luận điểm: giai cấp vô sản Đông Nam Á trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A Cuộc khởi nghĩa Giava (Indonesia).
B Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (Việt Nam).
C Phong trào Pô-côm-bô (Campuchia).
D Khởi nghĩa Xumatơra (Indonesia)
- Câu 11 : Phong trào Ngũ Tứ đối với phong trào cách mạng Trung Quốc không có ý nghĩa
A mở đầu cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc
B khẳng định tầng lớp sinh viên giữ vai trò độc lập, lãnh đạo trong phong trào cách mạng Trung Quốc.
C đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
D đánh dấu sự xuất hiện giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.
- Câu 12 : Khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)?
A Đấu tranh chống phong kiến triệt để.
B Xóa bỏ hoàn toàn tàn dư của chế độ phong kiến.
C Đấu tranh chống lại sự xâm lược của Nhật.
D Đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
- Câu 13 : Tại sao nói phong trào Ngũ Tứ mang tính chất là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
A Do giai cấp công nhân lãnh đạo
B Chống lại chế độ phong kiến.
C Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
D Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
- Câu 14 : Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở ba nước Đông Dương không mang đặc điểm nào sau đây?
A Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú.
B Khuynh hướng dân chủ tư sản hoàn toàn thắng lợi.
C Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
D Đảng Cộng sản Đông Dương nắm quyền lãnh đạo.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8