30 câu trắc nghiệm: Đô thị hóa !!
- Câu 1 : Số dân thành thị nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tác động của hội nhập kinh tế toàn cầu.
B. Tác động của quá trình công nghiệp hóa.
C. Ở đô thị có cơ sở hạ tầng ngày càng tốt.
D. Ở đô thị dễ kiếm việc làm có thu nhập.
- Câu 2 : Vùng nào sau đây có số dân đô thị lớn nhất nước ta hiện nay?
A. Đông Nam Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây không đúng về đô thị hóa ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân đô thị có xu hướng tăng.
B. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
C. Trình độ đô thị hóa chưa cao.
D. Phân bố đô thị đồng đều cả nước.
- Câu 4 : Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là
A. đều có quy mô rất lớn.
B. có nhiều loại khác nhau.
C. phân bố đồng đều cả nước.
D. cơ sở hạ tầng hiện đại.
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay?
A. Tỉ lệ dân thành thị không thay đổi.
B. Số đô thị giống nhau ở các vùng.
C. Số dân ở đô thị nhỏ hơn nông thôn.
D. Trình độ đô thị hóa còn rất thấp.
- Câu 6 : Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm là
A. phân bố đô thị đều giữa các vùng.
B. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
C. trình độ đô thị hóa thấp.
D. tỉ lệ dân thành thị giảm.
- Câu 7 : Vùng có nhiều đô thị trực thuộc Trung Ương nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Miền Trung.
- Câu 8 : Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là
A. Thương mại, du lịch.
B. Hành chính, quân sự.
C. Du lịch, công nghiệp.
D. Công nghiệp, thương mại.
- Câu 9 : Sự chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là
A. Tỉ trọng dân số nông thôn tăng, tỉ trọng dân số thành thị giảm.
B. Tỉ trọng dân số nông thôn giảm, tỉ trọng dân số thành thị không tăng.
C. Tỉ trọng dân số thành thị giảm, tỉ trọng dân số nông thôn không tăng.
D. Tỉ trọng dân số thành thị tăng, tỉ trọng dân số nông thôn giảm.
- Câu 10 : Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là
A. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí đi đôi với xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
C. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên ở cả nông thôn và thành thị.
D. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.
- Câu 11 : Quá trình đô thị hóa của nước ta đã nảy sinh những hậu quả về các vấn đề nào sau đây?
A. Môi trường, an ninh trật tự xã hội.
B. An ninh trật tự xã hội, gia tăng dân số tự nhiên.
C. Việc làm, mật độ dân số.
D. Gia tăng dân số tự nhiên, việc làm.
- Câu 12 : Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là
A. thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. phổ biến lối sống thành thị trong dân cư.
C. tạo ra những thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.
D. tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Câu 13 : Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa đến nền kinh tế nước ta là
A. tạo ra thị trường sức mua lớn, thu hút đầu tư nước ngoài.
B. tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân.
C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
D. tạo việc làm cho người lao động.
- Câu 14 : Tỉ lệ dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do
A. quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
B. phân bố lại dân cư giữa các vùng.
C. đời sống nhân dân thành thị nâng cao.
D. ngành nông - lâm - thủy sản phát triển.
- Câu 15 : Vùng có số lượng đô thị ít nhất của nước ta là
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.
- Câu 16 : Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là
A. Tạo việc làm cho người lao động.
B. Tăng nhanh giá trị xuất khẩu.
C. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. Tăng thu nhập cho người dân.
- Câu 17 : Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do
A. nước ta phát triển mạnh nông nghiệp thâm canh lúa nước.
B. trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
C. người dân thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
D. nước ta có ít thành phố lớn.
- Câu 18 : Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta là
A. quá trình đô thị hóa ở nước ta có quy mô lớn và phân bố tập trung.
B. quá trình đô thị hóa ở nước ta không xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa.
C. trình độ đô thị hóa diễn ra chậm và không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ.
D. trình độ đô thị hóa cao nhưng không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ.
- Câu 19 : Có số lượng đô thị nhiều thứ hai nước ta là vùng
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
- Câu 20 : Tác động lớn nhất của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là
A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
C. tăng cường cơ sở vật chất ở đô thị.
D. giải quyết việc làm cho người lao động.
- Câu 21 : Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là
A. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
B. trình độ đô thị hóa thấp.
C. tỉ lệ dân thành thị giảm.
D. phân bố đô thị đều giữa các vùng.
- Câu 22 : Trình độ đô thị hóa nước ta thấp thể hiện rõ nhất ở
A. quy mô đô thị nhỏ.
B. tỉ lệ dân thành thị thấp hơn mức trung bình.
C. nhiều đô thị mang chức năng hành chính.
D. cơ sở hạ tầng đô thị còn ở mức độ thấp.
- Câu 23 : Thời gian nào một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định... được hình thành?
A. Những năm 30 của thế kỉ XX.
B. Từ 1975 đến nay.
C. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1954.
D. Thời Pháp Thuộc.
- Câu 24 : Để giảm tình trạng di dân tự do vào đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là
A. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên cả ở nông thôn và thành thị.
B. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.
C. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
D. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
- Câu 25 : Dựa vào các tiêu chí như số dân, chức năng, mật độ dân số,… mạng lưới đô thị nước ta được phân thành mấy loại?
A. 6 loại.
B. 4 loại.
C. 7 loại.
D. 5 loại.
- Câu 26 : Thành phố nào dưới đây không phải thành phố trực thuộc trung Ương?
A. Cần Thơ.
B. Đà Nẵng.
C. Huế.
D. Hà Nội.
- Câu 27 : Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do
A. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
B. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.
C. quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
D. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.
- Câu 28 : Vùng có số lượng đô thị ít và dân số đô thị thấp nhất Việt Nam là
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Câu 29 : Hai đô thị đặc biệt nước ta là
A. Hà Nội, Hải Phòng.
B. Hải Phòng, Đà Nẵng.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
D. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
- Câu 30 : Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân thành thị cao.
B. Trình độ đô thị hóa thấp.
C. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng.
D. Đô thị hóa diễn ra chậm.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)