Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Đào...
- Câu 1 : Nhận định đúng về thể dị đa bội.
A Xảy ra chủ yếu ở động vật, ít gặp ở thực vật.
B Có bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ.
C Được tạo ra bằng lai xa kết hợp đa bội hóa.
D Cơ thể dị đa bội không có khả năng sinh sản hữu tính.
- Câu 2 : Câu 2: Nhận định đúng về thể tam bội (3n)(1) Cơ thể tam bội không có khả năng sinh sản hữu tính.(2) Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tam bội, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng, khích thước giống nhau.(3) Thể tam bội thường không có hạt nên có lợi cho cây lấy quả.(4) Thể tam bội có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là số lẻ.(5) Thể tam bội là thể đa bội lẻ.(6) Thể tam bội được tạo ra bằng giao phối cây tứ bội với cây lưỡng bội hoặc gây đột biến trong giảm phân ở một cây.Số đáp án đúng là :
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 3 : Một thể đột biến số lượng NST có kiểu gen Aaa. Thể đột biến này thuộc dạng nào?
A Tam bội hoặc thể ba nhiễm.
B Thể ba nhiễm.
C Thể tam bội.
D Thể tứ bội
- Câu 4 : Ở đậu Hà Lan 2n=14. Kết luận nào sau đây KHÔNG đúng?
A Số NST ở thể tứ bội là 28
B Số NST ở thể bốn là 28.
C Số NST ở thể một là 13.
D Số NST ở thể tam bội là 21
- Câu 5 : Trong quá trình phiên mã, tính theo chiều trượt của enzim ARN pôlimeraza thì mạch đơn của gen được dùng làm khuôn mẫu tổng hợp ARN là:
A Một trong hai mạch của gen
B Mạch có chiều 5’→3’
C Cả hai mạch của gen
D Mạch có chiều 3’→5’.
- Câu 6 : Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit :1. ADN 2. mARN 3. tARN 4. Ribôxôm5. axitamin 6. chất photphat cao năng (ATP)Phương án đúng là:
A 2-3-4-5
B 1-3-4-5-6
C 1-2-3-4-5
D 2-3-4-5-6
- Câu 7 : Ở sinh vật nhân sơ tại sao nhiều đột biến gen thay thế một cặp nucleotit thường là đột biến trung tính?
A Do tính chất phổ biến của mã di truyền.
B Do tính đặc hiệu của mã di truyền
C Do tính thoái hóa của mã di truyền nên tuy có thay đổi bộ mã ba nhưng vẫn cùng mã hóa cho một loại axitamin.
D Do tính thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác.
- Câu 8 : Nhận định nào KHÔNG đúng khi nói về sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ?
A Sau phiên mã, phân tử mARN trưởng thành đã được cắt bỏ các đoạn intron.
B Sau phiên mã, phân tử mARN được đưa ra tế bào chất, trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein.
C Khi enzim ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã.
D Sự phiên mã sử dụng nguyen tắc bổ sung.
- Câu 9 : Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G với X và giữa A với U hoặc ngược lại, được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?(1) Phân tử AND mạch kép. (2) Phân tử tARN.(3) Phân tử Protein. (4) Quá trình dịch mã.
A (1) và (3)
B (2) và (4)
C (3) và (4)
D (1) và (2)
- Câu 10 : Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST), nhận định nào sau đây là đúng?
A Đột biến cấu trúc NST chỉ xảy ra ở NST thường mà không xảy ra ở NST giới tính.
B Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST
C Đột biến lặp đoạn không làm thay đổi số lượng, thành phần gen trên NST.
D Đột biến đảo đoạn thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST.
- Câu 11 : Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho hai alen của cùng một gen sẽ cùng nằm trên một NST đơn?
A Lặp đoạn
B Đảo đoạn.
C Chuyển đoạn trong một NST
D Mất đoạn
- Câu 12 : Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nanomet?
A Sợi nhiễm sắc
B Sợi cơ bản
C Cromatit
D Vùng xếp cuộn siêu xoắn.
- Câu 13 : Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến chuyển đoạn không cân giữa hai cặp NST số 22 và số 9?
A Hội chứng khóc tiếng mèo kêu
B Ung thư máu ác tính.
C Hội chứng Toc nơ
D Bệnh Đao
- Câu 14 : Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về thể lệch bội?(1) Thể lệch bội mang bộ NST của hai loài khác nhau.(2) Thể lệch bội có khả năng sinh trưởng, sinh sản hữu tính bình thường.(3) Thể lệch bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.(4) Ở người đa số lệch bội gây chết ở giai đoạn sớm.(5) Trong chọn giống có thể sử dụng lệch bội để xác định vị trí gen trên NST.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 15 : Nhận định KHÔNG đúng về đột biến gen?
A Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
B Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
C Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa.
D Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit.
- Câu 16 : Để mã hóa cho một chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 300 axitamin, tối thiểu gen phải có bao nhiêu bộ ba mã hóa?
A 298
B 299
C 302
D 300
- Câu 17 : Một gen có chiều dài 4080 A0 và có 900 nucleotit loại A. Sau đột biến, chiều dài của gen không đổi nhưng số liên kết hydro là 2703. Loại đột biến gen đã xảy ra là gì?
A Thay thế một cặp nucleotit.
B Thêm một cặp nucleotit.
C Mất một cặp nucleotit.
D Thay 3 cặp A-T bằng 3 cặp G-X.
- Câu 18 : Ở ngô 2n = 20. Nếu xảy ra đột biến lệch bội sẽ có tối đa bao nhiêu dạng thể ba?
A 21
B 11
C 23
D 10
- Câu 19 : Một loài thực vật có 2n = 12. Số dạng thể một kép tối đa của loài là bao nhiêu?
A 10
B 15
C 21
D 13
- Câu 20 : Ở ruồi giấm 2n = 8. Số loại giao tử tối đa tính theo lí thuyết của loài là:
A 24
B 28
C 34
D 4
- Câu 21 : Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb, trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, đã xảy ra đột biến trong giảm phân I ở cặp gen Aa, cặp gen Bb giảm phân bình thường và giảm phân II diễn ra bình thường. Giao tử được tạo ra có kiểu gen thế nào?
A ABb; aBb; B; b
B AaB; Aab; AB; ab
C AaB và b hoặc Aab và B
D AB; Ab; aB; ab
- Câu 22 : Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaXY trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, đã xảy ra đột biến trong lần giảm phân II của cặp XY, giảm phân I diễn ra bình thường, cặp Aa phân li bình thường. kiểu giao tử được tạo ra là:
A aX; aY; AX; AY
B AXX; AYY; aXX; aYY
C AaXX; AaYY
D XX; YY; A; a
- Câu 23 : Ở một loài có 2n = 6. Trong giảm phân đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở một cặp NST, các cặp NST khác đều có cấu trúc khác nhau. Số loại giao tử tối đa được hình thành theo lý thuyết là:
A 64
B 32
C 8
D 16
- Câu 24 : Một gen trong quá trình nhân đôi đã bị tác động của chất 5-BU gây đột biến gen thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. Nếu gen ban đầu nhân đôi 5 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu gen con mang đột biến?
A 10
B 7
C 15
D 32
- Câu 25 : Một gen trong quá trình nhân đôi đã xảy ra sự kết cặp không đúng nguyên tắc bổ sung, Guanin dạng hiếm kết cặp với Timin làm cho cặp G-X bị thay bằng cặp A-T. Nếu gen bị đột biến nhân đôi 3 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu gen con mang đột biến?
A 3
B 7
C 1
D 8
- Câu 26 : Quá trình tổng hợp Prôtein được gọi là dịch mã, vì sao?
A Là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
B Là quá trình chuyển trình tự Nucleotit trên gen thành trình tự Nucleotit trên m ARN.
C Là quá trình phải sử dụng nguyên tắc bổ sung giữa các bộ ba mã sao với các bộ ba đối mã.
D Là quá trình chuyển thông tin di truyền từ trình tự nucleotit trên m ARN thành trình tự các axitamin trong chuỗi polipeptit.
- Câu 27 : Tần số đột biến gen cao hay thấp tùy thuộc vào:(1) loại tác nhân gây đột biến. (2) đặc điểm cấu trúc của gen.(3) cường độ, liều lượng của tác nhân. (4) chức năng của gen.(5) cơ quan phát sinh đột biến.Số ý đúng là:
A 3
B 2
C 4
D 5
- Câu 28 : Trong cơ chế điều hoạt động của Operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có Lactozo và khi môi trường không có Lactozo?
A Nhóm gen cấu trúc Z,Y,A luôn phiên mã và dịch mã.
B Gen điều hòa (R) luôn tổng hợp Protein ức chế.
C Lactozo làm bất hoạt Protein ức chế.
D Enzim ARN polimeraza luôn liên kết với vùng khởi động và tiến hành phiên mã.
- Câu 29 : Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với ở sinh vật nhân sơ ở những điểm nào?(1) chiều nhân đôi (2) hệ enzim tham gia nhân đôi ADN(3) nguyên liệu của sự nhân đôi (4) số lượng đơn vị nhân đôi(5) nguyên tắc sử dụng trong cơ chế nhân đôi
A (1) và (3)
B (1) và (5)
C (2) và (4)
D (2) và (3)
- Câu 30 : Trong điều hòa hoạt động gen của một operon Lac, giả thiết nếu gen điều hòa (R) bị đột biến dẫn đến đột biến của protein ức chế khiến nó không bám được vào vùng vận hành thì điều nào sau đây sẽ xảy ra?
A Các gen cấu trúc Z, Y, A ngừng phiên mã , dịch mã.
B Các gen cấu trúc Z, Y, A giảm phiên mã , dịch mã.
C Chất Protein ức chế dư thừa sẽ làm tê liệt hoạt động của tế bào.
D Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã, dịch mã liên tục.
- Câu 31 : Bộ ba đối mã của ARN vận chuyển mang axitamin mở đầu Mêtiônin là:
A 5’AUG 3’
B 3’AUG 5’
C 3’UAX 5’
D 5’UAX 3’
- Câu 32 : Đặc điểm nào chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội?
A Các NST không có cặp tương đồng.
B Tế bào mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau.
C Một cặp NST nào đó gồm 4 chiếc tương đồng.
D Không có khả năng sinh sản hữu tính.
- Câu 33 : Codon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A 5’UGG 3’
B 5’UGX 3’
C 5’UAG 3’
D 5’UAX 3’
- Câu 34 : Khi nói về quá trình nhân đôi AND, phát biểu nào sau đây sai?
A Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của AND tách nhau dần tạo ra chạc chữ Y.
B Quá trình nhân đôi AND diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
C Enzim AND polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’-> 5’.
D Enzim Ligaza nối các đoạn okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
- Câu 35 : Ở một loài thực vật có 2n=14. Một cá thể của loài khi phân tích tế bào sinh dưỡng thấy có 13 NST trong một tế bào, nhưng hàm lượng ADN không thay đổi. Đột biến nào đã xảy ra với tế bào đó?
A Mất một NST.
B Lặp đoạn NST.
C Chuyển đoạn tương hỗ.
D Sát nhập một NST của một cặp nào đó vào NST của cặp khác.
- Câu 36 : Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền?(1) mã di truyền là mã bộ ba (2) có 62 mã bộ ba(3) có 3 mã mang tín hiệu kết thúc (4) được sử dụng trong phiên mã(5) được sử dụng trong dịch mã (6) có 61 bộ ba mã hóa axitamin
A 4
B 3
C 2
D 5
- Câu 37 : Người thuộc dạng hội chứng Claiphento được gọi là:
A Thể ba
B Thể một
C Thể khuyết
D Đa bội
- Câu 38 : Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit hoàn tất khi:
A Ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc của mARN.
B Ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc của gen.
C Ribôxôm phân tách thành hai tiểu vi thể.
D Ribôxôm ra khỏi phân tử mARN.
- Câu 39 : Quy luật phân li của Menden thực chất nói về:
A Sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
B Sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân.
C Sự phân li đồng đều của cặp tính trạng trong giảm phân.
D Sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền trong nguyên phân.
- Câu 40 : Thực chất tương tác gen là gì?
A Là sự tác động qua lại giữa các alen trong cặp gen tương ứng.
B Là sự tác động qua lại giữa các sản phẩm của gen lên sự hình thành tính trạng.
C Là sự tác động qua lại giữa các gen và ngoại cảnh lên sự biểu hiện tính trạng.
D Là sự tác động của nhiều gen đến sự hình thành một tính trạng.
- Câu 41 : Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng về hoán vị gen :
A Các gen phân bố ở vị trí xa nhau trên 1 NST dễ xảy ra hoán vị gen.
B Hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực.
C Tần số hoán vị gen dao động từ 0%->50%.
D Hoán vị gen làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
- Câu 42 : Nhận định nào sau đây về liên kết gen là KHÔNG đúng?
A Liên kết gen đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng.
B Liên kết gen là hiện tượng di truyền phổ biến, vì số lượng NST ít mà số gen rất lớn.
C Các gen càng nằm ở vị trí gần nhau trên một NST thì liên kết càng bền vững.
D Di truyền liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Câu 43 : Khi một gen quy định một tính trạng, các gen trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3:3:1:1 ?
A aaBbDd x AaBbdd
B AaBbDd x aabbdd
C AabbDD x AaBbdd
D AaBbDd x AaBbdd
- Câu 44 : Biết một gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn, các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Phép lai sau đây: P: AabbDd x AaBbDd Cho F1 có số kiểu gen, số kiểu hình là bao nhiêu?
A 12 kiểu gen-8 kiểu hình
B 9 kiểu gen- 6 kiểu hình
C 9 kiểu gen- 8 kiểu hình
D 18 kiểu gen- 8 kiểu hình.
- Câu 45 : Biết một gen quy định một tính trạng, các gen trội hoàn toàn và di truyền tuân theo quy luật phân li độc lập. Phép lai cặp bố mẹ có kiểu gen sau đây P : aaBbDd x AabbDdCho F1 mang kiểu hình về hai tính trội, một tính lặn có tỉ lệ là bao nhiêu?
A
B
C
D
- Câu 46 : Gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Ở một cặp NST khác gen B quy định mầu hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen b quy định mầu hoa trắng. Cho cây F1 có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, ở F2 xác suất thu được cây thân thấp hoa đỏ thuần chủng là bao nhiêu khi lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp – hoa đỏ?
A 6,25%
B 18,75%
C 33,33%
D 12,5%
- Câu 47 : Cho phép lai sau: P hoa mầu hồng x hoa mầu hồngF1 thu được tỉ lệ: 25% hoa đỏ: 50% hoa hồng: 25% hoa trắng. Nếu tính trạng mầu hoa do một gen quy định thì có thể kết luận:
A Mầu đỏ là trội hoàn toàn so với mầu trắng.
B Mầu đỏ là trội không hoàn toàn so với mầu trắng.
C Mầu đỏ là trội hoàn toàn so với mầu hồng.
D Mầu đỏ là trội không hoàn toàn so với mầu hồng.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen