Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 27: (có đáp án) Sự bảo to...
- Câu 1 : Kéo con lắc lệnh khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần
B. Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần
C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B
D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C
- Câu 2 : Kéo con lắc lệnh khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Con lắc chuyển động từ B về đến vị trí C động năng tăng dần, thế năng giảm dần
B. Con lắc chuyển động từ A đến B, thế năng tăng dần, động năng giảm dần
C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B
D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C
- Câu 3 : Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng 1/2 thế năng của nó. Động năng của vật tiếp xúc tăng thêm một lượng là 100J thì có giá trị bằng thế năng. Thế năng của vật ở vị trí A là:
A. 50J
B. 100J
C. 200J
D. 600J
- Câu 4 : Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng 1/3 thế năng của nó. Động năng của vật tiếp xúc tăng thêm một lượng là 60J thì có giá trị bằng thế năng. Thế năng của vật ở vị trí A là:
A. 50J
B. 100J
C. 240J
D. 600J
- Câu 5 : Cơ năng, nhiệt năng
A. Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
B. Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
D. Cả A, B và C sai
- Câu 6 : Chọn phát biểu không đúng.
A. Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng
B. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
C. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
D. Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây đúng với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi; nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
- Câu 8 : Phát biểu nào sau đây không phù hợp với sự bảo toàn năng lượng?
A. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
B. Năng lượng của vật không thể tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi.
C. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác.
D. Sau khi một hiện tượng xảy ra, tổng năng lượng có trước và tổng năng lượng sau khi hiện tượng xảy ra luôn bằng nhau.
- Câu 9 : Phát biểu nào sau đây chính xác nhất khi nói về sự chuyển hoá cơ năng?
A. Thế năng có thể chuyến hóa thành cơ năng
B. Động năng không thể chuyển hóa thành cơ năng
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng