Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 11 Học kì 2 có đ...
- Câu 1 : Tác giả của câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” là
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Hoàng Diệu.
C. Phan Văn Trị.
D. Nguyễn Trung Trực.
- Câu 2 : Chiến thuật quân sự được thực dân Pháp sử dụng khi tấn công Đà Nẵng (tháng 9/1858) là
A. “Đánh nhanh thắng nhanh”.
B. “Đánh điểm diệt viện”.
C. “Chiến tranh cục bộ”.
D. “Chinh phục từng gói nhỏ”.
- Câu 3 : Nội dung nào không phản ánh đúng lí do để Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu đầu tiên khi xâm lược Việt Nam?
A. Đà Nẵng là cảng biển sâu, rộng nên tàu chiến của Pháp có thể dễ dàng qua lại.
B. Có thể lấy Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng.
C. Đà Nẵng là nơi tập trung của nhiều giáo dân theo đạo Thiên chúa.
D. Chiếm được Đà Nẵng, Pháp có thể dễ dàng làm chủ lưu vực sông Mê Công.
- Câu 4 : Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX?
A. Việt Nam đã bị mất độc lập, chủ quyền và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
B. Nông nghiệp sa sút, ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, nạn mất mùa xảy ra liên miên.
C. Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoài do chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn.
D. Chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- Câu 5 : Năm 1860, Nguyễn Tri Phương đã mắc phải sai lầm nào khi thực dân Pháp rút quân, đưa sang chiến trường Trung Quốc?
A. Không cho quân lính do thám tình hình để đối phó với hành động xâm lược của Pháp.
B. Không tổ chức binh lính tấn công phá vỡ phòng tuyến bao vây của địch.
C. Thực hiện kế hoạch tiến công quân Pháp khi lực lượng quan quân triều đình còn yếu.
D. Bị động phòng thủ, không chớp cơ hội tấn công quân Pháp.
- Câu 6 : Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là
A. Nguyễn Trung Trực.
B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Phan Đình Phùng.
D. Tôn Thất Thuyết.
- Câu 7 : Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Bãi Sậy.
B. Yên Thế.
C. Hùng Lĩnh.
D. Hương Khê.
- Câu 8 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là
A. Quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi để đưa đi đày ở An-giê-ri.
B. Thực dân Pháp phế truất vua Hàm Nghi, đưa Đồng Khánh lên ngôi.
C. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.
D. Pháp tự ý chiếm đóng đồn Mang Cá trong khi hiệp ước Pa-tơ-nốt chưa được kí kết.
- Câu 9 : Nguyên nhân quyết định dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do
A. quân đội Pháp rất mạnh, hơn hẳn Việt Nam một phương thức sản xuất.
B. không biết cách tập hợp lực lượng để xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc.
C. khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, bế tắc về đường lối đấu tranh.
D. hình thức đấu tranh đơn độc, chỉ có khởi nghĩa vũ trang là duy nhất.
- Câu 10 : Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về bối cảnh của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm 1885 – 1896?
A. Việt Nam đã mất độc lập hoàn toàn.
B. Khuynh hướng phong kiến bao trùm.
C. Chưa xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.
D. Pháp đã hoàn thành bình định Việt Nam
- Câu 11 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Thực dân Pháp có ưu thế hơn Việt Nam về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
B. Không biết cách tập hợp lực lượng để xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc.
C. Khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, bế tắc về đường lối đấu tranh.
D. Hình thức đấu tranh đơn độc, chỉ có khởi nghĩa vũ trang là duy nhất.
- Câu 12 : Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX được đề cập đến trong đoạn trích sau: “Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của các chức dịch trong làng”?
A. Công nhân.
B. Bình dân thành thị.
C. Nông dân.
D. Tiểu tư sản.
- Câu 13 : Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là
A. giữa nông dân với địa chủ phong kiến, tay sai.
B. giữa nông dân với thực dân Pháp và tay sai.
C. giữa giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam với tư bản Pháp.
D. giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và phản động tay sai.
- Câu 14 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam chủ yếu là do
A. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
B. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
C. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.
D. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
- Câu 15 : Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách kinh tế được thực dân Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 – 1914)?
A. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
B. Mở mang hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.
C. Đẩy mạnh khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm,…).
D. Nghiêm cấm hàng hóa nước khác nhập vào Việt Nam.
- Câu 16 : Yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc là gì?
A. Giành lại ruộng đất từ tay địa chủ.
B. Đánh đổ địa chủ phong kiến.
C. Giành lại ruộng đất từ tay tư bản Pháp.
D. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập.
- Câu 17 : Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) diễn ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của
A. phong trào Đông du.
B. hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục.
C. phong trào Duy tân.
D. khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên.
- Câu 18 : Phong trào yêu nước, cách mạng nào dưới đây gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu?
A. Đông Kinh nghĩa thục.
B. Phong trào Đông du.
C. Phong trào Duy tân.
D. Hà thành đầu độc.
- Câu 19 : Người sáng lập trường Đông Kinh nghĩa thục là
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Lương Văn Can.
D. Trịnh Văn Cấn.
- Câu 20 : Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
A. Bắt nhân dân mua công trái, đóng thêm nhiều thứ thuế,...
B. Đẩy mạnh vơ vét sức người, sửa của của nhân dân Việt Nam.
C. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.
D. Đẩy mạnh khai thác than và kim loại; thu hẹp diện tích trồng lúa,...
- Câu 21 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX là gì?
A. Thế lực của giai cấp tư sản nhỏ bé, chưa đủ sức tập hợp lực lượng.
B. Hạn chế về giai cấp lãnh đạo, không đưa ra được đường lối đấu tranh đúng đắn.
C. Cuộc vận động của các sĩ phu chưa đủ khả năng để bùng nổ cách mạng tư sản.
D. Khuynh hướng này tuy mới với Việt Nam, nhưng so với thời đại đã lạc hậu.
- Câu 22 : Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó?
A. Do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
B. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
C. Gắn cứu nước với canh tân đất nước.
D. Xây dựng mặt trận thống nhất.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại