30 bài tập Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mức độ...
- Câu 1 : Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào
A chế độ mưa theo mùa
B hướng dòng chảy
C đặc điểm địa hình mà sông ngòi chảy qua
D độ dài các con sông
- Câu 2 : Quá trình địa mạo đóng vai trò chủ yếu tạo nên hình thái địa hình đồi núi ta là
A xâm thực, bồi tụ.
B uốn nếp trong giai đoạn Tân kiến tạo.
C xâm thực, bào mòn.
D phong hóa trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm.
- Câu 3 : Hiện tượng “phơn” khô nóng ở nước ta chủ yếu là do gió mùa tây nam gặp dãy núi?
A Tam Đảo
B Hoàng Liên Sơn
C Trường Sơn
D Bạch Mã
- Câu 4 : Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp là:
A Thời tiết thất thường.
B Khí hậu phân mùa
C Khí hậu phân hóa giữa các vùng miền.
D Nhiệt ẩm cao, sâu bệnh phát triển
- Câu 5 : Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam được bảo toàn do
A địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
B địa hình nhiều đồi núi.
C hệ thống đồi núi có sự phân bậc rõ ràng.
D hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu
- Câu 6 : Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất là trong mùa đông là do
A địa hình nhiều đồi núi.
B ảnh hưởng của biển
C gió mùa mùa đông.
D địa hình nhiều đồi núi và gió mùa đông bắc
- Câu 7 : Đặc điểm nào ít gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác ở nước ta?
A Khí hậu phân mùa rõ rệt.
B Tính thất thường của thời tiết, khí hậu
C Chế độ nước sông phân mùa
D Chan hòa ánh nắng quanh năm
- Câu 8 : Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt nước ta.
A Gió mùa mùa đông làm cho nền nhiệt độ nước ta bị hạ thấp
B Gió mùa mùa đông làm cho biên độ nhiệt nước ta lớn và có xu hướng giảm dần từ Nam ra Bắc.
C Gió mùa mùa đông làm cho nền nhiệt độ nước giảm dần từ nam ra Bắc.
D Gió mùa mùa đông làm cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian
- Câu 9 : Biện pháp nông nghiệp đúng đắn ở các vùng đồi núi để phục hồi lớp phủ thực vật là:
A Tăng cường bảo vệ rừng
B Trồng rừng
C Nông – lâm kết hợp
D Khai thác mọi nguồn tài nguyên
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, nhận xét nào sau đây không đúng về biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Đồng Hới?
A Chế độ mưa phân hóa theo mùa.
B Mùa mưa cũng là tháng có nhiệt độ cao nhất.
C Không có tháng nào nhiệt độ xuống thấp dưới 180C.
D Biên độ nhiệt độ trong năm lớn.
- Câu 11 : Hiện tượng mưa phùn xảy ra ở đồng bằng sông Hồng là do?
A Gió mùa đông bắc
B Gió mùa tây nam
C Gió tín phong
D gió phơn
- Câu 12 : Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường là do
A chế độ mưa thất thường.
B độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh
C sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng.
D lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp.
- Câu 13 : Ý nào sau đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất mùa của khí hậu?
A Chế độ nước theo mùa
B Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co, uốn khúc
C Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
D Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Câu 14 : Lượng mưa ở Huế cao hơn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do ở Huế chịu tác động mạnh của các nhân tố
A bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Đông Bắc, gió tây nam.
B bão, áp thấp nhiệt đới; Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam.
C bão, áp thấp nhiệt đới; gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới.
D bão, áp thấp nhiệt đới; gió đông bắc, dải hội tụ nhiệt đới.
- Câu 15 : Đặc điểm nào sau đây của sông ngòi không chịu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu
A lượng phù sa lớn.
B nhiều thác ghềnh.
C thủy chế theo mùa.
D tổng lượng dòng chảy lớn.
- Câu 16 : Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc là:
A đặc điểm độ cao địa hình và hướng của dãy núi
B vị trí địa lí giáp với Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ
C vị trí địa lí nằm gần chí tuyến Bắc
D hướng nghiêng của địa hình từ tây bắc xuống đông nam
- Câu 17 : Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho vùng núi Tây Bắc có mùa đông ngắn, nhiệt độ không quá thấp?
A Vùng núi Tây Bắc nằm cách xa biển.
B Địa hình của vùng chủ yếu núi thấp và trung bình.
C Vùng núi Tây Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc gió Tín phong bắc bán cầu.
D Do ảnh hưởng của dãy núi Hoàng Liên Sơn và các dãy núi giáp Lào.
- Câu 18 : Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của gió Tín Phong Bắc bán cầu đến khí hậu nước ta
A Tạo nên mùa khô sâu sắc cho Tây Nguyên và Nam Bộ.
B Gây mưa cho cả vùng Duyên Hải miền trung vào tháng 11,12.
C Hội tụ với gió mùa Tây Nam đầu mùa gây lũ tiểu mãn ở Miền Trung.
D Hội tụ với gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến Nam Bán cầu gây mưa cho cả nước
- Câu 19 : Vào mùa hạ hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của loại địa hình nào ?
A Dải đồng bằng hẹp ven biển.
B Dãy núi Trường Sơn Bắc.
C Dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam.
D Dãy núi Bạch Mã.
- Câu 20 : Việc sử dụng đất trong điều kiện khí hậu nhiệt đới không cần chú ý đến vấn đề nào?
A Xâm thực, xói mòn
B Bạc màu, giảm độ phì
C Đầm lầy hóa.
D Sa mạc hóa.
- Câu 21 : Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc nước ta là do
A vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.
B vị trí địa lí gần trung tâm của gó mùa mùa đông.
C có địa hình chủ yếu là đổi và các vùng núi thấp.
D hướng vòng cung các dãy núi Đông Bắc hút gió.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)