30 bài tập Dinh dưỡng nitơ ở thực vật mức độ dễ
- Câu 1 : Thực vật chỉ hấp thụ được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là
A dạng khí nitơ tự do trong khí quyển (N2).
B dạng nitơ nitrat (NO3- ) và nitơ amôn (NH4+).
C dạng nitơ nitrat (NO3-)
D dạng nitơ amôn (NH4+).
- Câu 2 : Ý nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp hai dạng nitơ nitrat và nitơ amôn?
A Sự phóng điện trong cơn giông đã ôxi hoá N2 thành nitơ dạng nitrat.
B Quá trình cố định nitơ thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
C Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
D Nguồn nitơ trong nham thạch do hoạt động của núi lửa.
- Câu 3 : Tác hại của thừa nitơ với cây trồng
A Tăng tổng hợp diệp lục
B Tăng diện tích lá
C Tăng khả năng kháng bệnh
D Tăng khả năng lốp đổ
- Câu 4 : Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ ?
A
B
C
D
- Câu 5 : Đường hướng chuyển hoá đạm amôn quan trọng nhất trong cây là
A amin hoá khử các xetoaxit
B tạo nên các amit
C chuyển amin hoá
D tạo muối amôn với axit hữu cơ
- Câu 6 : Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được ?
A Thiếu nitơ cây không hút được nước
B Vì nitơ là nguyên tố quan trọng nhất, cấu tạo nên tất cả các chất
C Vì thiếu nito làm môi trường có pH không phù hợp
D Vì nitơ là thành phần của các phân tử quan trọng như axit nucleic, protein...
- Câu 7 : vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat
A Vì NO3- gây hại cho cây
B Vì NH4+ mới là dạng để tổng hợp axit amin
C Vì dạng NO3- dễ bị mất hơn trong tế bào
D Vì dạng NO3- dễ bị chuyển hoá thành NH4+
- Câu 8 : Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH4+ đầu độc
A Thải NH4+ dưới dạng khí NH3
B Hình thành amit
C Tổng hợp axit amin dự trữ
D trả lại môi trường đất qua hệ rễ
- Câu 9 : Tại sao cây không sử dụng được nitơ phân tử (N2) trong không khí?
A Phân tử N2 có nối ba là liên kết σ, π rất bền vững; cần phải hội đủ điều kiện mới bẻ gãy chúng được.
B Do lượng Nitơ có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn.
C Lượng N2 trong khí quyển có tỷ lệ quá thấp.
D
Lượng N2 tự do bay lơ lửng trong không khí, không hoà vào đất cho cây sử dụng.
- Câu 10 : Để bổ sung nguồn Nitơ cho đất. con người không sử dụng biện pháp nào sau đây?
A Trồng cây họ đậu.
B Bón supe lân, Apatit.
C Bón phân Urê, đạm amôn , đạm sunfat.
D
Bón phân hữu cơ gồm phân chuồng, phân xanh, xác động vậi và thực vật.
- Câu 11 : Amôn hóa là quá trình
A Biến đổi NO3- thành NH4+
B Tổng hợp các axit amin.
C Biến đổi chất hữu cơ thành amôniac
D Biến đổi NH4 thành NO3-
- Câu 12 : Sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men thối là:
A HNO2 và NH3
B Nước khí CO2 và NO2
C CO2 và NH4
D Nước, khí CO2 và NH3
- Câu 13 : Quá trình phân giải yếm khí các dạng đạm dễ tiêu, làm mất nitơ trong đất được gọi là:
A Quá trình amôn hoá
B Quá trình phản nitrat hóa.
C Quá trình amin hoá
D
Quá trình nitrat hoá.
- Câu 14 : quá trình cố định nitơ là :
A Liên kết N2 và H2 thành NH3
B NH4 + → NO3-
C NO3 →N2
D NO3- → NH4+
- Câu 15 : Xác động vật và thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới có thể sử dụng được nguồn nitơ?
A Quá trình lên men thối và quá trình nitrat hoá.
B Quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá.
C Quá trình amôn hoá và hình thành axil amin.
D Quá trình cố định đạm.
- Câu 16 : Quá trình amôn hoá xảy ra qua các bước nào sau đây?
A
B Xác chết sinh vật
C
D
- Câu 17 : Trong cây. NH4 được sử dụng để thực hiện quá trình:
A Tổng hợp chất béo.
B Oxy hoá tạo năng lượng cho các hoại động sống.
C Tổng hợp các axit amin cho cây.
D
Tạo ra các sản phẩm trung gian, cung cấp cho quá trình hô hấp.
- Câu 18 : Hình thức quan hệ giữa vi khuẩn Rhizobium với các cây họ đậu là:
A Hội sinh
B Hợp tác.
C Cộng sinh
D Hoại sinh
- Câu 19 : Vi khuẩn có khả năng cố định nito khí quyển thành NH4 nhờ:
A Các loại vi khuẩn này sống kị khí.
B Lực liên kết giữa N = N yếu
C Các loại vi khuẩn này giàu ATP.
D
Các loại vi khuẩn này có hệ enzyme nitrogenase
- Câu 20 : Quá trình cố định nitơ khí quyển theo con đường sinh học được tóm tắt:
A
B
C
D
- Câu 21 : Bón phân hợp lí là:
A Sau khi thu hoạch phải bổ sung lượng phân cần thiết cho đất.
B Bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách.
C Phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K
D Phải bón thường xuyên cho cây.
- Câu 22 : Để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra. phải cần có điều kiện nào?
A 1,2,3,4
B 1,2.
C 1,2.3
D 2,3,4
- Câu 23 : Phản ứng nào thuộc quá trình nitrat hoá?
A 2 và 4
B 4 và 5.
C 1 và 2
D 3
- Câu 24 : Nốt sần xuất hiện ở rễ cây họ đậu do:
A Vi khuẩn phân chia mạnh, cây đậu phản ứng bằng cách phân chia mau chóng tế bào rễ, tạo thành nốt sẩn.
B Nguồn nitơ được vi khuẩn tổng hựp, tích tụ lại rễ.
C Đặc điểm cấu tạo của cây họ đậu.
D Xác của vi khuẩn chết, lâu ngày tích tụ lại
- Câu 25 : Nito có vai trò điều tiết vì chúng
A Là thành phần quan trọng của diệp lục
B Cấu tạo nên axit nucleic
C Là thành phần cấu tạo nên màng sinh học.
D Có trong thành phần của các coenzyme
- Câu 26 : Thực vật không thể cố định nito vì
A Thực vật chỉ hấp thụ nito qua rễ
B Quá trình này đòi hỏi diễn ra ở nhiệt độ cao
C Thực vật không có enzyme nitrogenase
D Thực vật chỉ có thể hấp thụ các chất hòa tan trong nước.
- Câu 27 : Quá trình gắn phân tử NH3 vào 1 axit amin dicacboxilic có ý nghĩa sinh học quan trọng là
A Tránh cho tế bào không bị đầu độc bởi NH3
B Dự trữ axit amin cho cơ thể
C Là bước trung gian để tổng hợp các axit amin
D Tất cả đều đúng.
- Câu 28 : Để cải tạo đất người ta thường trồng cây họ đậu vì
A Đây là cây ngắn ngày nên nhanh chóng thu hoạch
B Chúng có vi khuẩn cố định nito cộng sinh ở rễ nên phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng
C Chúng có vi khuẩn cố định nito cộng sinh ở rễ nên có thể bổ sung đạm cho đất
D Ít phải bón phân.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước