Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021- Trường THC...
- Câu 1 : Loại mỏ Pháp khai thác chủ yếu là gì?
A. Sắt
B. Than
C. Vàng
D. Đồng
- Câu 2 : Giai cấp mới ra đời sớm nhất ở Việt Nam là gì?
A. Công nhân
B. Trí thức
C. Tư sản
D. Nông dân
- Câu 3 : Người truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng là ai?
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Phan Chu Trinh.
C. Phan Bội Châu.
D. Hồ Tùng Mậu.
- Câu 4 : Ta mở chiến dịch Biên giới với mục đích là gì?
A. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt -Trung.
B. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc.
C. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp.
D. Bảo vệ thủ đô Hà Nội.
- Câu 5 : Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II quyết định đổi tên Đảng là gì?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Đảng lao động Việt Nam.
- Câu 6 : Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của ai?
A. Hồ Chí Minh.
B. Tổng bộ Việt Minh
C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
D. Đội tuyên truyền Việt Nam giải phóng quân
- Câu 7 : Chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” do ai?
A. Ngô Đình Diệm
B. Nguyễn Văn Thiệu.
C. Nguyễn Cao Kỳ.
D. Nguyễn Trọng Kim.
- Câu 8 : Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (1/1959) đã xác định con đường của cách mạng miền Nam là
A. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.
B. Đấu tranh giữ gìn kết hợp với xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
C. Đấu tranh bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Đấu tranh chính trị đòi Mĩ- Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.
- Câu 9 : Sau cách mạng tháng Tám, Chính phủ kêu gọi, phát động nhân dân hưởng ứng xây dựng “Quỹ độc lập” để giải quyết vấn đề gì?
A. Khó khăn về kinh tế.
B. Khó khăn về tài chính.
C. Khó khăn về thù trong.
D. Khó khăn về giặc ngoài.
- Câu 10 : Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là gì?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh..
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
- Câu 11 : Vì sao sau Cách mạng tháng Tám, Đảng và chính phủ ta lại kí Hiệp ước sơ bộ (6/3/1946)?
A. Xoa dịu sự căng thẳng của hai bên.
B. Kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng.
C. Kéo dài thời gian để ngăn chặn sự ngoan cố của thực dân Pháp.
D. Củng cố chuẩn bị lực lượng để tiếp tục kháng chiến.
- Câu 12 : Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 có lợi thực tế cho ta?
A. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
B. Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do.
C. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15000 quân Pháp vào miền bắc thay quân Tưởng.
D. Pháp cộng nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.
- Câu 13 : Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Tổng tuyển cử trong cả nước ngày 6/1/1946 là
A. Tượng trưng cho khối đại đoàn kết dân tộc.
B. Nhân dân bầu được những đại biểu chân chính của mình vào Quốc hội.
C. Khẳng định sự ưu việt của chế độ mới do nhân dân lao động làm chủ.
D. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền công dân.
- Câu 14 : Nội dung chủ yếu của “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” “Mĩ kí với Pháp là gì?
A. Mĩ can thiệp viện trợ quân sự, kinh tế-tài chính cho Pháp và bù nhìn.
B. Pháp thừa nhận đặc quyền về quân sự của Mĩ trên bán đảo Đông Dương.
C. Pháp và Mĩ bắt tay cấu kết với nhau cùng thống trị Đông Dương.
D. Mĩ cam kết huấn luyện quân sự giúp quân đội Pháp.
- Câu 15 : Vì sao Đảng ta chủ trương chuyển từ nhân nhượng với Tưởng sang hòa hoãn với Pháp?
A. Pháp mạnh hơn Tưởng.
B. Tưởng chuẩn bị rút quân về nước.
C. Pháp, Tưởng đang tranh chấp Việt Nam.
D. Pháp – Tưởng ký hòa ước Hoa- Pháp ngày 28/2/1946.
- Câu 16 : Trước hành động bội ước và tiến công nước ta của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định vấn đề gì?
A. Tiếp tục hòa hoãn với Pháp.
B. Phát động toàn quốc kháng chiến.
C. Đàm phán, thương lượng với Pháp.
D. Kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
- Câu 17 : Mục đích quan trọng nhất của Thực dân Pháp khi tiến công căn cứ địa Việt Bắc là gì?
A. Thực hiện âm mưu “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B. Tập hợp phần tử phản động, thành lập chính phủ bù nhìn trung ương.
C. Giải quyết khó khăn khi phạm vi chiếm đóng đước mở rộng.
D. Phá tan cơ quan đầu não của Đảng, tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu