Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 11 năm 2021 Trường...
- Câu 1 : Đời sống của nhân dân giữa những vùng, miền của đất nước còn có sự chênh lệch là đặc điểm của thời kì quá độ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị
B. Kinh tế
C. Tư tưởng và văn hóa
D. Xã hội
- Câu 2 : Trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, thời kì quá độ ở nước ta có đặc điểm gì dưới đây?
A. Nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc
B. Quá trình hội nhập với văn hóa thế giới diên ra mạnh mẽ
C. Còn tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng tư tưởng, văn hóa khác nhau
D. Các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy
- Câu 3 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là quá độ ..........
A. Trực tiếp
B. Tích cực
C. Liên tục
D. Gián tiếp
- Câu 4 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Quá độ từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là quá độ ............
A. Gián tiếp
B. Nhảy vọt
C. Đứt quãng
D. Không cơ bản
- Câu 5 : Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ gì?
A. Tư bản chủ nghĩa
B. Phong kiến lạc hậu
C. Thuộc địa
D. Nông nghiệp lạc hậu
- Câu 6 : Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện ở việc gì?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
B. Nhà nước ta là Nhà nước của đại gia đình các dân tộc Việt Nam
C. Đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn
D. Nhân dân tích cực lao động vì đất nước
- Câu 7 : Nhà nước ta kế thừa và pháp huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện đặc điểm nào của Nhà nước?
A. Tính giai cấp của Nhà nước
B. Tính nhân dân của Nhà nước
C. Tính dân tộc của Nhà nước
D. Tính cộng đồng của Nhà nước
- Câu 8 : Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của ai?
A. Các cơ quan
B. Mọi công dân
C. Nhà nước
D. Lực lượng vũ trang
- Câu 9 : Trên đường đi Minh thấy một người đnag cắt trộm dây cáp điện, Minh bang khoăn không biết phải làm gì. Nếu là bạn của Minh, em sẽ khuyên Minh lựa chọn cách nào dưới đây cho phù hợp?
A. Làm ngơ coi như không hay biết
B. Xông vào bắt
C. Tránh xa để khỏi nguy hiểm
D. Báo cho công an hoặc ủy ban nhân dân
- Câu 10 : Khẳng định nào dưới đây không đúng về nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước
B. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân
D. Công dân có quyền quyết định mọi vấn đề chung của Nhà nước
- Câu 11 : Khẳng định nào dưới đây đúng về nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Công dân được tham gia vào đời sống văn hóa
B. Công dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước
C. Công dân bình đẳng về cống hiến và hưởng thụ
D. Công dân tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương
- Câu 12 : Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Nhân dân thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật
B. Anh H tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã
C. Chị C tố cáo hành vi tham nhũng
D. Anh B tham gia vào các lệ hội ở địa phương
- Câu 13 : Dân chủ trực tiếp là nhân dân tham gia trực tiếp quyết định công việc của chủ thể nào sau đây?
A. Nhà nước
B. Cá nhân
C. Công chức
D. Nhân dân
- Câu 14 : Hành vi nào dưới đây không phải là hình thức dân chủ trực tiếp?
A. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường
B. Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp
C. Nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương
D. Đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật
- Câu 15 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ để nhân dân bầu ra những người .......
A. Đại diện thay mặt mình quyết điịnh các công việc chung của Nhà nước
B. Có trách nhiệm thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước
C. Có khả năng thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước
D. Có chuyên môn thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước
- Câu 16 : Chất lượng dân số được đánh giá bằng yếu tố nào dưới đây?
A. Tinh thần, niêm tin, mức sống
B. Tinh thần, trí tuệ, di truyền
C. Thể chất, tinh thần, nghề nghiệp
D. Thể chất, trí tuệ, tinh thần
- Câu 17 : Nhà nước tạo điều kiện để mọi gia điình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số nhằm mục tiêu nào dưới đây?
A. Phổ biến rộng rãi biện pháp kế hoạch hóa gia đình
B. Nâng cao chất lượng dân số
C. Tăng cường vai trò lãnh đạo và quản lí mình
D. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số
- Câu 18 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Đảng và Nhà nước ta đang có chủ trương giảm tốc độ tăng dân số, bở vì tăng dân số ...........
A. ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước
B. ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa đất nước
C. ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng
D. ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế của đất nước
- Câu 19 : Mục tiêu phân bố dân cư hợp lí của chính sách dân số nước ta để làm gì?
A. Giảm sự chênh lệch lao động giữa các vùng
B. Khai thác tiềm năng và phát huy thế mạnh của từng vùng, miền
C. Hạn chế tập trung đông dân cư vào đô thị lớn
D. Giảm lao động thừa ở thành thị
- Câu 20 : Quan niệm dân gian nào dưới đây ảnh hưởng xấu đến chính sách dân số của Nhà nước?
A. Cơn hơn cha là nhà có chức
B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã
C. Cha mẹ sinh con trời sinh tính
D. Đông con hơn nhiều của
- Câu 21 : Nhà nước khuyến khích các cặp vợ chồng thực hiện sang lọc trước sinh và sau sinh nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Lựa chọn giới tính thai nhi
B. Góp phần nâng cao chất lượng dân số
C. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
D. Sinh con theo ý muốn
- Câu 22 : Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để làm gì?
A. Lựa chọn tuổi con cho phù hợp
B. Lựa chọn số con theo mong muốn của vợ chồng
C. Hạn chế việc sinh con
D. Điều chinh số con và khoảng cách sinh con
- Câu 23 : Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ môi trường là việc làm nhằm mục đích gì?
A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường
B. Xử phạt các hành vi vi phạm môi trường
C. Xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân
D. Thực hiện vai trò quản lí của Nhà nước đối với môi trường
- Câu 24 : Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm
B. Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt
C. Dùng điện để đánh bắt thủy sản
D. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên
- Câu 25 : Để bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà nước đã có biện pháp nào dưới đây?
A. Giữ gìn và phát huy hệ thống các vườn quốc gia
B. Bảo vệ rừng đầu nguồn
C. Ngăn chặn nạn săn bắt động vật
D. Mở rộng diện tích rừng
- Câu 26 : Việc làm nào dưới đây gây ô nhiễm đất?
A. Sử dụng nhiều phân bón hóa học trong trồng trọt
B. Chôn chất thải hữu cơ để làm phân bón
C. Xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu
D. Sử dụng phân vi sinh cho cây trồng
- Câu 27 : Để bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà nước ta chủ trương làm gì?
A. Giữ gìn và phát huy các vườn quốc gia
B. Bảo vệ rừng đầu nguồn
C. Mở rộng diện tích rừng
D. Ngăn chặn việc săn bắt các loài động vật
- Câu 28 : Chị H mở nhà hàng đặc sản kinh doanh thú rừng. Việc làm của chị H là hành vi như thế nào?
A. Hợp pháp, vì công dân có quyền tự do kinh doanh
B. Kinh doanh hợp pháp, vì mang lại thu nhập chính đáng
C. Phá hoại tài nguyên, môi trường
D. Vi phạm Luật Bảo vệ môi trường
- Câu 29 : Nhà nước ta chủ trương khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nhằm mục đích gì?
A. Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí
B. Giữ gìn, không sử dụng nguồn tài nguyên đất nước
C. Ngăn chặn việc khai thác các loại tài nguyên
D. Cấm các hoạt động khai thác tài nguyên
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế
- - Trắc nghiệm Bài 2 Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - GDCD 11
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Ôn tập Công dân với kinh tế
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa