Đề thi HK2 môn Địa lí 11 năm 2020 - Trường THPT Ng...
- Câu 1 : Tỷ lệ dân sống ở thành phố của nước Nga (năm 2005) là:
A. trên 70%.
B. gần 80%.
C. trên 80%.
D. trên 60%.
- Câu 2 : Ngành giao thông vận tải biển của Nhật Bản có vị trí đặc biệt quan trọng và hiện đứng
A. thứ tư thế giới.
B. thứ ba thế giới.
C. thứ nhất thế giới.
D. thứ nhì thế giới.
- Câu 3 : Nhật Bản là quốc gia nghèo khoáng sản, chỉ có loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng tương đối nhiều?
A. Quặng sắt, chì, vàng.
B. Kim loại hỗn hợp, kẽm.
C. Than đá, đồng.
D. Dầu mỏ, khí tự nhiên, chì.
- Câu 4 : Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng
A. thứ hai thế giới.
B. thứ năm thế giới.
C. thứ ba thế giới.
D. thứ tư thế giới.
- Câu 5 : Phần lãnh thổ miền Đông Trung Quốc trải dài từ vùng duyên hải vào đất liền, đến kinh tuyến
A. 1050 Đông.
B. 1070 Đông.
C. 1110 Đông.
D. 1000 Đông.
- Câu 6 : Đông Nam Á biển đảo chủ yếu có khí hậu
A. nhiệt đới gió mùa, ôn đới.
B. xích đạo, nhiệt đới gió mùa.
C. cận xích đạo, xích đạo.
D. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo.
- Câu 7 : Là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, lãnh thổ Liên Bang Nga bao gồm
A. toàn bộ phần Bắc Á.
B. toàn bộ phần Bắc Á và một phần Trung Á.
C. toàn bộ đồng bằng Đông Âu.
D. phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
- Câu 8 : Nhật Bản là một quốc đảo, nằm ở khu vực nào của châu Á?
A. Đông Nam Á.
B. Nam Á.
C. Đông Á.
D. Bắc Á.
- Câu 9 : Đông Nam Á có
A. mật độ dân số cao, nhập cư đông.
B. xuất cư nhiều, tuổi thọ rất thấp.
C. nhập cư ít, lao động chủ yếu già.
D. số dân đông, mật độ dân số cao.
- Câu 10 : Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước trong khu vực ASEAN là
A. lúa gạo.
B. than.
C. hàng điện tử.
D. xăng dầu.
- Câu 11 : Đại bộ phận (hơn 80%) lãnh thổ nước Nga nằm ở vành đai khí hậu
A. ôn đới.
B. cận cực giá lạnh.
C. ôn đới lục địa.
D. cận nhiệt đới.
- Câu 12 : Nền nông nghiệp Đông Nam Á có tính chất:
A. cận nhiệt đới.
B. ôn đới.
C. nhiệt đới.
D. xích đạo.
- Câu 13 : Các loại nông sản của Trung Quốc có sản lượng đứng hàng đầu trên thế giới trong nhiều năm là:
A. thịt lợn, gia cầm, sữa bò.
B. lương thực, bông, thịt cừu.
C. bông, thịt lợn, trứng gia cầm.
D. lương thực, bông, thịt lợn.
- Câu 14 : Về tự nhiên, có thể xem Đông Nam Á gồm hai bộ phận
A. lục địa và biển.
B. đảo và quần đảo.
C. biển và các đảo.
D. lục địa và biển đảo.
- Câu 15 : Với điều kiện đất đai, khí hậu, vùng Đông Bắc Trung Quốc trồng nhiều nhất loại cây nào sau đây?
A. Lúa gạo và cao su.
B. Chè và mía.
C. Lúa mì và ngô.
D. Thuốc lá và cà phê.
- Câu 16 : Ngành nào sau đây không được chú trọng phát triển trong chính sách công nghiêp mới ở Trung Quốc?
A. Luyện kim.
B. Điện tử.
C. Chế tạo máy.
D. Hoá dầu.
- Câu 17 : Điểm giống nhau về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo là đều có
A. nhiều đồng bằng phù sa lớn.
B. các sông lớn hướng bắc - nam.
C. khí hậu nhiệt đới gió mùa.
D. các dãy núi và thung lũng rộng.
- Câu 18 : Cho diện tích của Trung Quốc là 9.572,8 nghìn km2, dân số là 1.303,7 triệu người (2005). Hỏi mật độ dân số Trung Quốc năm 2005 là bao nhiêu?
A. 73,4 người/km2.
B. 136 người/km2.
C. 13,6 người/km2.
D. 734 người/ km2.
- Câu 19 : Nhận xét không chính xác về ngành giao thông vận tải của Liên bang Nga là
A. thủ đô Mát-xcơ-va nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm.
B. có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ các loại hình.
C. gần đây nhiều hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng.
D. vai trò quan trọng trong phát triển vùng đông Xi-bia thuộc về hệ thống vận tải đường ôtô.
- Câu 20 : Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là:
A. Hoa Trung.
B. Đông Bắc.
C. Hoa Bắc.
D. Hoa Nam.
- Câu 21 : Thách thức lớn nhất của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là
A. thời gian gia nhập ASEAN muộn hơn.
B. sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế- xã hội.
C. khác biệt về thể chế chính trị.
D. sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các quốc gia.
- Câu 22 : Nhận xét không đúng về nông nghiệp của Nhật Bản là
A. những năm gần đây một số diện tích trồng cây khác được chuyển sang trồng lúa.
B. chè, thuốc lá, dầu tằm là những cây trồng phổ biến.
C. chăn nuôi tương đối phát triển, các vật nuôi chính là bò, lợn, gà.
D. chăn nuôi theo phương pháp tiên tiến bằng hình thức trang trại.
- Câu 23 : Nhận xét không đúng về tình hình đân số của Nhật Bản là
A. tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.
B. tỉ lệ trẻ em đang giảm dần.
C. đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.
D. tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
- Câu 24 : Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là:
A. cao ở phía bắc, thấp về phía nam.
B. cao ở phía nam, thấp về phía bắc.
C. cao ở phía đông, thấp về phía tây.
D. cao ở phía tây, thấp về phía đông.
- Câu 25 : Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản (Đơn vị:%)Nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản qua các giai đoạn?
A. Tốc độ tăng GDP tăng liên tục qua các giai đoạn.
B. Tốc độ tăng GDP thấp.
C. Tốc độ tăng GDP có xu hướng giảm dần.
D. Tốc độ tăng GDP cao nhất là trong giai đoạn 1950-1954.
- Câu 26 : Một số sản phẩm công nghiệp của các nước Đông Nam Á đã có được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chủ yếu là nhờ vào việc
A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
B. liên kết và hợp tác sản xuất giữa các nước.
C. đầu tư vốn để đổi mới nhiều máy móc, thiết bị.
D. tăng cường công nhân có trình độ kĩ thuật cao.
- Câu 27 : Khí hậu của Nhật Bản thuận lợi để trồng các loại cây công nghiệp
A. cà phê, cao su, điều.
B. hồ tiêu, điều, dầu cọ.
C. dầu cọ, mía, cà phê.
D. chè, thuốc lá, củ cải đường.
- Câu 28 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Miền Tây Trung Quốc hình thành nhiều hoang mạc, bán hoang mạc là:
A. ảnh hưởng của các dòng biển lạnh.
B. nằm sâu trong lục địa, có khí hậu ôn đới lục địa.
C. có nhiều sơn nguyên xen kẽ các bồn địa.
D. nhiều dãy núi cao đồ sộ.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á