Đề kiểm tra ôn tập giữa HK2 môn Sinh học 9 năm 202...
- Câu 1 : Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích nhiều trứng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế có nhiều thuận lợi đối với các vật nuôi nào sau đây?
A. Bò và lợn
B. Gà và lợn
C. Vịt và cá
D. Bò và vịt
- Câu 2 : Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào?
A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau
B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép…
C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau
D. Cho F1 lai với P
- Câu 3 : Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế?
A. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô
B. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc
C. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng
D. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hôn sten Hà Lan
- Câu 4 : Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1?
A. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái dị hợp
B. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội
C. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp lặn
D. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội và đồng hợp lặn
- Câu 5 : Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai, tại sao?
A. Đúng, vì con giống đã được chọn lọc.
B. Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt.
C. Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống.
D. Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt.
- Câu 6 : Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?
A. Công nghệ cấy chuyển phôi.
B. Nuôi thích nghi.
C. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1).
D. Tạo giống mới.
- Câu 7 : Nhân tố sinh thái là
A. Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.
B. Tất cả các yếu tố của môi trường.
C. Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
D. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
- Câu 8 : Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi:
A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
B. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
C. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.
- Câu 9 : Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?
A. Vì con người có tư duy, có lao động.
B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.
- Câu 10 : Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào?
A. Có vùng phân bố rộng.
B. Có vùng phân bố hẹp.
C. Có vùng phân bố hạn chế.
D. Có vùng phân bố hẹp hoặc hạn chế.
- Câu 11 : Khi nào các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường?
A. Khi nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật.
B. Khi đó là nơi sinh sống của sinh vật.
C. Là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn.
D. Khi nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật.
- Câu 12 : Khi nào các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một nhân tố sinh thái?
A. Khi các yếu tố của môi trường không ảnh hưởng lên đời sống sinh vật.
B. Khi sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
C. Khi các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống sinh vật.
D. Khi sinh vật có ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường.
- Câu 13 : Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
- Câu 14 : Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?
A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.
C. Không thể sống được.
D. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
- Câu 15 : Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?
A. Do tác động của gió từ một phía.
B. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.
- Câu 16 : Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau:
A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
B. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
C. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
D. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
- Câu 17 : Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì?
A. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
C. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
D. Hạn sự thoát hơi nước.
- Câu 18 : Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường nào?
A. 00- 400.
B. 100- 400.
C. 200- 300.
D. 250-350.
- Câu 19 : Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng:
A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão.
B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng bảo vệ được khỏi con người phá hoại.
C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc.
D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng.
- Câu 20 : Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng “tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì?
A. Cạnh tranh.
B. Sinh vật ăn sinh vật khác.
C. Hội sinh.
D. Cộng sinh.
- Câu 21 : Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?
A. Đáy tháp rộng
B. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định
C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh
D. Tỉ lệ sinh cao
- Câu 22 : Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo:
A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
B. Nguồn thức ăn của quần thể.
C. Khu vực sinh sống.
D. Cường độ chiếu sáng.
- Câu 23 : Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào:
A. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
B. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Tuổi thọ của các cá thể trong quần thể.
D. Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể.
- Câu 24 : Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là:
A. 50/50
B. 70/30
C. 75/25
D. 40/60
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN