Đề thi HK1 môn Lịch sử 9 trường THCS Thái Hòa năm...
- Câu 1 : Thành tựu lớn về khoa học- kĩ thuật mà Liên xô đạt được năm 1949 là:
A. Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử
C. Phóng vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ
D. Phóng tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất
- Câu 2 : Chủ trương chính của Nhà nước Xô Viết trong vấn đề đối ngoại.
A. Duy trì hoà bình thế giới
B. Đối đầu với các nước đế quốc
C. Chạy đua vũ trang
D. Hoà bình, trung lập
- Câu 3 : Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập vào khi nào?
A. 8/1/1949
B. 5/1955
C. 4/1949
D. 8/8/1967
- Câu 4 : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào?
A. 17/8/1945
B. 8/8/1967
C. 8/1/1949
D. 12/1991
- Câu 5 : Khối quân sự mà Mĩ và các nước phương Tây lập ra nhằm đối phó với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
A. CENTO
B. NATO
C. SEATO
D. ASEAN
- Câu 6 : Cuộc “Cách mạng xanh” ở Ấn Độ đã đem lại thành tựu gì cho đất nước này?
A. Công nghiệp dệt, thép, máy móc,thiết bị giao thông phát triển nhanh
B. Công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ
C. Trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, hạt nhân…
D. Tự túc được lương thực
- Câu 7 : Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa lịch sử đối với thế giới. Đó là:
A. Kết thúc ách nô dịch của đế quốc
B. Kết thúc ách nô dịch của phong kiến
C. Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á
D. Nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do
- Câu 8 : Nguyên nhân chính dẫn đến công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc
A. Do sự thất bại đường lối “Ba ngọn cờ hồng”
B. Cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” bị phá sản
C. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
D. Đất nước bị biến động: kinh tế suy sụp, chính trị hỗn loạn
- Câu 9 : Thời gian đề ra Công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc:
A. 10/1949
B. 12/1958
C. 12/1978
D. 7/1997
- Câu 10 : Khối quân sự mà Mĩ cùng Anh, Pháp thiết lập ở Đông Nam Á.
A. CENTO
B. NATO
C. SEATO
D. ASEAN
- Câu 11 : Năm nào được gọi là “Năm Châu Phi”?
A. Năm 1954
B. Năm 1960
C. Năm 1954
D. Năm 1962
- Câu 12 : Đất nước đã giành được độc lập ở Châu Phi sau cuộc đấu tranh kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962.
A. Ai Cập
B. Libi
C. An-giê-ri
D. Cộng hoà Nam Phi
- Câu 13 : Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ tại sào huyệt cuối cùng ở nước:
A. Ai Cập
B. Libi
C. An-giê-ri
D. Cộng hoà Nam Phi
- Câu 14 : Đất nước đầu tiên ở Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân vào năm 1945.
A. In-đô-nê-xia
B. Lào
C. Việt Nam
D. Xin-ga-po
- Câu 15 : Thời gian Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN:
A. 7/1992
B. 7/1997
C. 7/1995
D. 4/1999
- Câu 16 : Đất nước ở Đông Nam Á được mệnh danh là “con rồng” ở châu Á:
A. In-đô-nê-xia
B. Lào
C. Việt Nam
D. Xin-ga-po
- Câu 17 : “Lục địa bùng cháy” là đặc điểm của khu vực nào sau chiến tranh thế giới hai?
A. Châu Á
B. Mĩ la tinh
C. Châu Âu
D. Châu Phi
- Câu 18 : Đất nước đi đầu trong cuộc đấu tranh chống sự can thiệp của đế quốc ở Mĩ la tinh.
A. Bô-li-vi-a
B. Cô-lôm-bi-a
C. Cu-ba
D. Ni-ca-ra-goa
- Câu 19 : Hình thức đấu tranh chính giành chính quyền của nhân dân Mĩ-la-tinh
A. Đấu tranh vũ trang
B. Đấu tranh chính trị
C. Đấu tranh nghị trường
D. Cả A, B, C đều đúng
- Câu 20 : Sau năm 1945, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới vì:
A. Không bị chiến tranh tàn phá; Được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.
B. Có nhiều tài nguyên tự nhiên
C. Là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận
D. Có dự trữ vàng lớn
- Câu 21 : Chính sách đối ngoại chủ đạo của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
A. Tiến hành “viện trợ”, lôi kéo các nước Tây Âu
B. Đề ra “chiến lược toàn cầu”nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa
C. Lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược
D. Phát triển khoa học- kĩ thuật để cạnh tranh với các nước
- Câu 22 : Nền kinh tế nước Mĩ bắt đầu có biểu hiện suy giảm vào thời điểm:
A. Những năm 60 của thế kỉ XX
B. Những năm 80 của thế kỉ XX
C. Những năm 70 của thế kỉ XX
D. Những năm 90 của thế kỉ XX
- Câu 23 : Đặc điểm nổi bật của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
A. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng
B. Kinh tế bị tàn phá nặng nề
C. Tình hình chính trị không ổn định
D. Cả A, B đều đúng
- Câu 24 : Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” nhờ yếu tố:
A. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên
B. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam
C. Chính phủ tự nỗ lực cải cách
D. Sự liên kết trong khu vực
- Câu 25 : Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX.
A. Anh - Mĩ – Liên Xô
B. Mĩ – Đức – Nhật Bản
C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản
D. Liên Xô- Nhật Bản- Tây Âu
- Câu 26 : Nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài từ thời điểm:
A. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX
B. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX
C. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX
D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- Câu 27 : Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
A. Vươn lên thành cường quốc chính trị
B. Mềm mỏng về chính trị, phát triển quan hệ kinh tế
C. Hòa bình, trung lập
D. Chạy đua vũ trang
- Câu 28 : Sau năm 1945 các nước Tây Âu đã có giải pháp gì để khôi phục kinh tế?
A. Nhận viện trợ của Mĩ
B. Tăng cường xâm lược thuộc địa
C. Cải tiến về khoa học-kĩ thuật
D. Tăng cường độ lao động, bóc lột công nhân
- Câu 29 : Có bao nhiêu nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo “Kế hoạch Mác-san”?
A. 10 nước
B. 16 nước
C. 11 nước
D. 25 nước
- Câu 30 : Ngày nay, nước có tiềm lực kinh tế lớn mạnh nhất Tây Âu là:
A. Anh
B. Đức
C. Pháp
D. Nga
- Câu 31 : Tổ chức liên minh kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới hiện nay.
A. Liên Hợp Quốc
B. Liên minh châu Âu
C. Liên minh Châu Phi
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- Câu 32 : Số nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đến nay là:
A. 10 nước
B. 11 nước
C. 26 nước
D. 16 nước
- Câu 33 : Số nước thành viên của Liên minh châu Âu tính đến năm 2004 là:
A. 10 nước
B. 11 nước
C. 16 nước
D. 25 nước
- Câu 34 : Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết đã chấm dứt vào năm nào?
A. 28/6/1991
B. 21/12/1991
C. 1/7/1991
D. 25/12/1991
- Câu 35 : Lãnh tụ cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế dộ phân biệt chủng tộc của nhân dân châu Phi là:
A. Góoc-ba-chốp
B. Nen-xơn Man-đê-la
C. Mao Trạch Đông
D. Phi-đen Cát-xtơ-rô
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu