Trắc nghiệm sử 9 bài 34 : Tổng kết lịch sử Việt Na...
- Câu 1 : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?
A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phong trào yêu nước.
B. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Phong trào công nhân.
C. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
D. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
- Câu 2 : Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?
A. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
B. Hình thành liên minh công nông và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.
C. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
D. Giáng đòn quyết định vào bọn thực dân phong kiến.
- Câu 3 : Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và can thiệp Mĩ, quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi nào là quan trọng nhất và mang tính quyết định?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
C. Chiến dịch Hòa Bình năm 1952.
D. Chiến cuộc đông - xuân năm 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
- Câu 4 : Đảng ta đã xây dựng mặt trận nào trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Câu 5 : Địa điểm số nhà 5D phố Hàm Long gắn liền với sự kiện lịch sử nào của dân tộc?
A. Nơi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên.
C. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh soạn bản tuyên ngôn độc lập.
D. Nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 6 : Trận Ấp Bắc diễn ra trong thời kì đánh bại chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?
A. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
D. Chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Câu 7 : Vì sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh là một bước tiến mới trong lịch sử dân tộc?
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công vào một thành phố lớn.
B. Chiến dịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều vũ khí hiện đại.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc nhanh chóng.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Câu 8 : Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của các mạng Việt Nam là
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân.
B. Nền kinh tế phát triển.
C. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
- Câu 9 : Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào?
A. Chiến dịch Tây Nguyên
B. Hiệp định Pari
C. Chiến dịch Huế Đà Nẵng
D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
- Câu 10 : Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều diễn ra trong điều kiện quốc tế như thế nào?
A. Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa thống nhất
B. Cục diện hai cực, hai phe bao trùm thế giới
C. Phong trào cách mạng thế giới đi vào giai đoạn thoái trào
D. Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc
- Câu 11 : Mĩ và chính quyền Sài Gòn có hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A. Nghiêm túc thực thi hiệp định
B. Ngang nhiên phá hoại hiệp định
C. Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định
D. Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định
- Câu 12 : Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là
A. Đế quốc Mĩ
B. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
C. Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
D. Chính quyền Dương Văn Minh
- Câu 13 : Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào?
A. Quân sự, chính trị, ngoại giao
B. Chính trị, ngoại giao
C. Quân sự, ngoại giao
D. Chính trị, quân sự
- Câu 14 : Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 - đầu năm 1975?
A. Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn
B. Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam
C. Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ
D. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng
- Câu 15 : Chiến dịch mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là
A. Huế- Đà Nẵng
B. Tây Nguyên
C. Sài Gòn- Gia Định
D. Quảng Trị
- Câu 16 : Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có chủ trương gì?
A. Quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn
B. Quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975
C. Quyết định giải phóng toàn miền Nam, trước hết là giải phóng Huế- Đà Nẵng
D. Quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1976
- Câu 17 : Tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng năm 1975 là
A. Đồng Nai thượng
B. Hà Tiên
C. Kiên Giang
D. Châu Đốc
- Câu 18 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?
A. Làm lung lay ý chí chiến đấu của quân đội Sài Gòn
B. Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, giúp Bộ chính trị hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam
C. Giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn
D. Tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam
- Câu 19 : Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam?
A. Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam
B. Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền
C. Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam
D. Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
- Câu 20 : Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) không có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?
A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới
C. Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới
D. Góp phần làm xói mòn và sụp đổ trật tự hai cực Ianta
- Câu 21 : Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)?
A. Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương
B. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc
C. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ
D. Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam
- Câu 22 : Nguyên nhân quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?
A. Sự chi viện của hậu phương miền Bắc
B. Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ của các nước XHCN
C. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam
D. Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu