Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có lời giải) Côn...
- Câu 1 : Nội dung nào dưới đây không nhằm mục tiêu xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ?
A. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học
B. Tăng cường cơ sở vật chất – kĩ thuật
C. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
D. Phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học
- Câu 2 : “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” thể hiện
A. Vai trò của văn hóa
B. Nhiệm vụ của văn hóa
C. Phương hướng cơ bản của chính sách văn hóa
D. Mục tiêu của chính sách văn hóa
- Câu 3 : Văn hóa khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa
A. Con người và xã hội
B. Đời sống vật chất và tinh thần
C. Cá nhân và tập thể
D. Đời sống và nghệ thuật
- Câu 4 : Nội dung nào dưới đây là nhiệm vụ của văn hóa?
A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
B. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa
C. Phát huy sức sáng tạo của con người
D. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Câu 5 : Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của văn hóa?
A. Phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân
B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến
C. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
D. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
- Câu 6 : Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
A. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc
B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
C. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa
D. Tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần
- Câu 7 : Nội dung đảm bảo dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn, nêu cao tinh thần trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới thể hiện phương hướng nào của chính sách văn hóa?
A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
B. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân
C. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc
D. Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân
- Câu 8 : Việc làm nào thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa?
A. Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học
B. Không quan tâm đến những thói hư, tật xấu trong xã hội
C. Chỉ quan tâm đến kiến thức khoa học, không quan tâm đến đạo đức
D. Không quan tâm đến các nền văn hóa của thế giới
- Câu 9 : Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách khoa học và công nghệ?
A. Chủ động tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại
B. Kiên trì sử dụng các thiết bị đã cũ, lạc hậu
C. Liên tục nghiên cứu, chiếm lĩnh kiến thức khoa học – kĩ thuật hiện đại
D. Bảo tồn, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa
- Câu 10 : Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc
B. Phê phán, bài trừ những hủ tục lạc hậu
C. Giới hạn số lượng các trường học, có sở giáo dục
D. Tự giác thường xuyên nâng cao trình độ học vấn
- Câu 11 : Nội dung “trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” thể hiện
A. Vai trò của quốc phòng và an ninh
B. Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh
C. Phương hướng cơ bản của quốc phòng và an ninh
D. Trách nhiệm của công dân với chính sách quốc phòng và an ninh
- Câu 12 : Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh?
A. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện
B. Duy trì trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội
C. Góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước
D. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc
- Câu 13 : Nội dung nào dưới đây thể hiện phương hướng nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh?
A. Trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
B. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh
C. Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội
D. Coi lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt
- Câu 14 : Nội dung nào dưới đây không phải phương hướng nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh?
A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
B. Kết hợp quốc phòng với an ninh
C. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc
D. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện
- Câu 15 : Nhà nước ta thực hiện phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào
A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
B. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
C. Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Câu 16 : Nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh, đất nước ta cần kết hợp sức mạnh dân tộc với
A. Sức mạnh quốc tế
B. Sức mạnh kinh tế
C. Sức mạnh thời đại
D. Sức mạnh khoa học
- Câu 17 : Sức mạnh thời đại bao gồm những gì?
A. Sức mạnh của khoa học và công nghệ
B. Sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều sai
- Câu 18 : Sức mạnh dân tộc bao gồm những gì?
A. Những truyền thống tốt đẹp
B. Sức mạnh của văn hóa tinh thần
C. Sức mạnh vật chất của dân tộc
D. Cả A, B và C
- Câu 19 : Để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì việc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh là điều
A. Cần thiết
B. Không cần thiết
C. Tất yếu
D. Nên làm
- Câu 20 : Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trở thành lực lượng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đồng thời tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp của Đảng với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là một đòi hỏi mang tính
A. Ngẫu nhiên
B. Tất nhiên
C. Khách quan
D. Chủ quan
- Câu 21 : Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là của ai?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Quân đội nhân dân Việt Nam
C. Toàn thể nhân dân Việt Nam
D. Cả A, B và C
- Câu 22 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh?
A. Tin tưởng vào chính sách quốc phòng an ninh của Đảng và nhà nước
B. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân
C. Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh
D. Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự
- Câu 23 : Khi phát hiện bạn cùng lớp có ý định tham gia một cá độ bóng đá, em lựa chọn cách ứng xử nào để góp phần thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh?
A. Không đồng tình nhưng coi như không biết gì
B. Khuyến khích bạn tích cực tham gia
C. Cùng bạn rủ thêm người khác cùng tham gia
D. Báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm
- Câu 24 : Anh trai bạn X nhận được giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ X đều vô cùng lo lắng, sợ con trai phải chịu khổ nên định nhờ người tìm cách để anh được miễn nhập ngũ. Theo em, X nên làm gì để góp phần thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh?
A. Đồng tình, ủng hộ hành động của cha mẹ
B. Coi như không biết vì đó là việc của bố mẹ
C. Không đồng tình nhưng cũng không nói gì thêm
D. Khuyên bố mẹ nên động viên anh X thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân
- Câu 25 : Hiện nay, vấn đề tranh chấp ở biển Đông đang rất được người dân quan tâm. Trong cuộc tranh luận, một bạn học sinh lớp 11D có ý kiến cho rằng: Giải quyết tranh chấp là vấn đề của Nhà nước và quân đội, còn người dân bình thường đâu biết gì mà tham gia, huống hồ là học sinh nhỏ tuổi như chúng mình. Nếu em cũng tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh?
A. Không quan tâm ý kiến của bạn, chỉ cần mình có trách nhiệm là được
B. Phê phán gay gắt và cho rằng bạn là người phản quốc
C. Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm tổ chức buổi sinh hoạt về chủ đề bảo vệ chủ quyền biển đảo
D. Ủng hộ ý kiến của bạn vì mình còn nhỏ, chưa thể tham gia thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh
- Câu 26 : Vai trò của chính sách đối ngoại là gì?
A. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi
B. Góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước
C. Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế
D. Cả A, B và C
- Câu 27 : Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta?
A. Giữ vững môi trường hòa bình
B. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới
C. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế
D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
- Câu 28 : Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc của chính sách đối ngoại của Nhà nước ta?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
B. Ủng hộ các kế hoạch diễn biến hòa bình trên thế giới
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
D. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi
- Câu 29 : Nước ta thực hiện nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi vì các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, phát triển và
A. Quyền tự do
B. Quyền bình đẳng
C. Quyền riêng tư
D. Quyền được tôn trọng
- Câu 30 : Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội là nội dung của phương hướng đối ngoại nào?
A. Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng
B. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
D. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại
- Câu 31 : Nội dung nào dưới đây thể hiện phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại?
A. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
C. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới
D. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại
- Câu 32 : Xu thế đối ngoại trên thế giới nào dưới đây đã ảnh hưởng sâu sắc đến đường lối đối ngoại của nước ta?
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển
B. Cạnh tranh gay gắt giữa các nước
C. Đối đầu không đối thoại
D. Xung đột sắc tộc và tôn giáo gia tăng
- Câu 33 : Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần vào thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước?
A. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại
B. Luôn quan tâm đến vai trò của nước ta trên trường quốc tế
C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác
D. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để giúp đất nước phát triển
- Câu 34 : Công dân cần làm gì để chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại?
A. Rèn luyện kĩ năng, tay nghề
B. Nâng cao trình độ văn hóa của bản thân
C. Tăng cường khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
D. Cả A, B và C
- Câu 35 : Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại?
A. Biết thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp truyền thống dân tộc
B. Thường xuyên học hỏi, nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
D. Tin tưởng, chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
- Câu 36 : Trong cuộc trò chuyện giờ ra chơi, A cho rằng hiện nay mình chỉ là học sinh, chỉ cần tập trung vào học, không cần quan tâm đến những vấn đề trong và ngoài nước khác vì không cần thiết. Nếu là bạn của A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại?
A. Đồng tình và làm theo ý kiến của A
B. Phân tích cho bạn thấy trách nhiệm của mình với chính sách đối ngoại
C. Không đồng tình nhưng không nói thêm gì cả
D. Không quan tâm tới ý kiến của A, cho rằng đó chỉ là suy nghĩ trẻ con
- Câu 37 : Khi học bài về chính sách đối ngoại, các bạn học sinh đã có những ý kiến cá nhân khác nhau về vấn đề hợp tác. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?
A. Chỉ nên hợp tác với những nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa
B. Chỉ cần có mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á là đủ
C. Chỉ nên hợp tác với các nước lớn, các nước phát triển, có tiềm lực về kinh tế
D. Nên hợp tác với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế theo đúng nguyên tắc đã đặt ra
- Câu 38 : Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Nhà nước nhân dân lao động làm chủ
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
C. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển
D. Sẵn sàng gây hấn với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới
- Câu 39 : Chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định có mấy hình thức quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 40 : Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường nào?
A. Đi lên chế độ chủ nghĩa tư bản
B. Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
C. Bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội
D. Không đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Câu 41 : Tại sao Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản?
A. Mang lại nền độc lập thực sự cho đất nước
B. Giúp giai cấp thống trị được phát triển toàn diện
C. Mang cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến cho giai cấp thống trị
D. Các quốc gia khác cũng làm như vậy
- Câu 42 : Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN không phải vì
A. Mang lại độc lập thực sự cho đất nước
B. Xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột cho nhân dân
C. Tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện phát triển toàn diện
D. Mang lại tự do, dân chủ cho tầng lớp thống trị
- Câu 43 : Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp xu thế phát triển của thời đại và nguyện vọng của
A. Thế giới
B. Dân tộc
C. Nhân dân
D. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước
- Câu 44 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ này bằng chế độ khác tiến bộ hơn là gì?
A. Sự phát triển về văn hóa
B. Sự phát triển về kinh tế
C. Sự phát triển về an ninh quốc phòng
D. Sự phát triển về giáo dục
- Câu 45 : V.I. Lê nin viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển
A. Phong kiến
B. Chiếm hữu nô lệ
C. Xã hội chủ nghĩa
D. Tư bản chủ nghĩa
- Câu 46 : Đảng và Nhà nước ta đã xác định một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng một xã hội
A. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ
B. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
C. Dân giàu, nước mạnh, lực lượng sản xuất tiến bộ
D. Dân giàu, nước mạnh, bình đẳng, đoàn kết
- Câu 47 : Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ
A. Toàn diện
B. Gián tiếp
C. Trực tiếp
D. Lâu dà
- Câu 48 : Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tiền tư bản tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ
A. Toàn diện
B. Lâu dài
C. Trực tiếp
D. Gián tiếp
- Câu 49 : Nhận thức nào dưới đây góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa?
A. Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa
B. Nghi ngờ về khả năng và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa
C. Mong muốn đất nước đi theo con đường chủ nghĩa tư bản để giàu mạnh
D. Chỉ quan tâm đến các mặt tiêu cực của xã hội và chán nản
- Câu 50 : Nước ta đi lên con đường chủ nghĩa xã hội là
A. Phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước
B. Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
C. Do ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo
D. Do tác động của tình hình thế giới
- Câu 51 : Nước ta tất yếu thực hiện đi lên CNXH bỏ qua TBCN vì
A. Chưa có nền kinh tế đại công nghiệp của TBCN
B. Chưa có những tiền đề vật chất cần thiết cho chủ nghĩa xã hội
C. Kinh tế lạc hậu, kém phát triển, chính trị bất ổn
D. Giặc đói và giặc dốt đang hoành hành
- Câu 52 : Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kì chưa có nhà nước, đó là xã hội
A. Cộng sản nguyên thủy
B. Phong kiến
C. Chiếm hữu nô lên
D. Tư bản chủ nghĩa
- Câu 53 : Cuối thời kì cộng sản nguyên thủy, chế độ tư hữu hình thành dẫn đến xã hội xảy ra hiện tượng
A. Kinh tế phát triển
B. Năng suất lao động tăng
C. Phân chia giai cấp
D. Phân chia đẳng cấp
- Câu 54 : Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được thì
A. Xảy ra chiến tranh
B. Nhà nước ra đời
C. Triệt tiêu giai cấp
D. Mâu thuẫn biến mất
- Câu 55 : Nội dung nào dưới đây thể hiện khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nhà nước của nhân dân, do nhân dan và vì nhân dân
B. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật
C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
D. Cả A, B và C
- Câu 56 : Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước ta thể hiện nhà nước ta mang bản chất của
A. Giai cấp công nhân
B. Giai cấp thống trị
C. Giai cấp công – nông – trí thức
D. Giai cấp bị trị
- Câu 57 : Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả
A. Tính nhân dân và tính dân tộc
B. Tính nhân dân và tính giai cấp
C. Tính giai cấp và tính dân tộc
D. Tính giai cấp và tính hiện đại
- Câu 58 : Công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình là
A. Công an
B. Quốc hội
C. Tòa án
D. Nhà nước
- Câu 59 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính dân tộc của Nhà nước ta?
A. Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc
B. Nhà nước của dân, do dân và vì dân
C. Chăm lo lợi ích mọi mặt cho tất cả các dân tộc
D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc
- Câu 60 : Nội dung nào dưới đây thể hiện chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Thực hiện đoàn kết toàn dân
B. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc
C. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
D. Để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình
- Câu 61 : Nội dung nào không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Gương mẫu thực hiện tốt pháp luật của nhà nước
B. Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
C. Thờ ơ với những hành vi vi phạm pháp luật
D. Cảnh giác trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
- Câu 62 : Hoạt động nào dưới đây thể hiện chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân?
A. Xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội
B. Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu xâm hại đến nền an ninh quốc gia
C. Tạo sự ổn định chính trị trong nước
D. Tạo điều kiện hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng CNXH
- Câu 63 : Khi thấy chính quyền địa phương có những biểu hiện chưa công khai minh bạch chuyện tài chính, bà M kiên quyết phê bình và đấu tranh. Việc này thể hiện bà M
A. Thích thể hiện bản thân
B. Muốn gây rối với chính quyền địa phương
C. Có trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng, quản lí Nhà nước
D. Thích gây sự chú ý
- Câu 64 : Trong khu phố có hai gia đình đang xảy ra mâu thuẫn, xích mích, ông A vội tới hòa giải, khuyên can, tìm cách giải quyết. Hành động của ông A thể hiện ông là người
A. Thích xen vào chuyện người khác
B. Thích thể hiện bản thân
C. Có uy tín trong khu phố
D. Có ý thức giữ gìn trật tự, an ninh ở địa phương
- Câu 65 : Khi đang đi cắm trại ngoài thiên nhiên, A và B vô tình phát hiện một nhóm người có hành động lén lút đổ những thùng chất thải lớn xuống hồ. A định ngăn cản nhưng B không đồng ý vì sợ bị nhóm người đó làm hại. Nếu em là A, em sẽ lựa chọn cách nào để thể hiện trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền?
A. Rủ B đi báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an
B. Đồng ý với B vì xử lí việc này là trách nhiệm của công an
C. Không thoải mái với ý kiến của B nhưng im lặng và bỏ về
D. Lấy điện thoại quay video và đưa lên Facebook
- Câu 66 : Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?
A. Nhân dân
B. Lãnh đạo
C. Giai cấp thống trị
D. Giai cấp bị trị
- Câu 67 : Dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị, do đó dân chủ luôn mang bản chất
A. Xã hội
B. Giai cấp
C. Nhà nước
D. Nhân dân
- Câu 68 : So với các nền dân chủ trước đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu một bước phát triển mới về
A. Lượng
B. Chất
C. Sự lãnh đạo
D. Đảng cầm quyền
- Câu 69 : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp
A. Nông dân
B. Công nhân
C. Trí thức
D. Tiểu tư sản
- Câu 70 : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nào?
A. Tư hữu
B. Sở hữu hỗn hợp
C. Công hữu
D. Cả A và C
- Câu 71 : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được coi là nền dân chủ
A. Rộng rãi nhất, triệt để nhất
B. Lâu dài nhất, hiện đại nhất
C. Hiện đại nhất, triệt để nhất
D. Văn minh nhất, đặc biệt nhất
- Câu 72 : Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền sáng tác, phê bình văn học
B. Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi
C. Quyền tự do kinh doanh
D. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước
- Câu 73 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
B. Quyền bình đẳng nam nữ
C. Quyền tự do ngôn luận
D. Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý
- Câu 74 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa
B. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật
C. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe
D. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa của mình
- Câu 75 : Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
A. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội
B. Quyền tự do kinh doanh
C. Quyền tham gia bầu cử
D. Quyền được sáng tác, phê bình nghệ thuật
- Câu 76 : Có mấy hình thức dân chủ cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 77 : Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước
A. Dân chủ gián tiếp
B. Dân chủ đại diện
C. Dân chủ trực tiếp
D. Dân chủ kiểu mới
- Câu 78 : Nội dung nào dưới đây không phải là hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp ngày nay?
A. Trưng cầu dân ý trong phạm vi cả nước
B. Thực hiện sáng kiến pháp luật
C. Nhân dân tự quản
D. Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp
- Câu 79 : Hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của nhà nước gọi là
A. Dân chủ gián tiếp
B. Dân chủ hiện đại
C. Dân chủ trực tiếp
D. Dân chủ kiểu mới
- Câu 80 : Cơ cấu tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép người dân bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ trên
A. Lĩnh vực xã hội
B. Lĩnh vực chính trị
C. Lĩnh vực văn hóa
D. Mọi lĩnh vực
- Câu 81 : Ông A tích cực tham gia bầu tổ trưởng dân phố là thực hiện quyền dân chủ
A. Đại diện
B. Gián tiếp
C. Trực tiếp
D. Hình thức
- Câu 82 : Đến ngày đi bầu cử nhưng nhà có giỗ nên bố em định tranh thủ đi bầu rồi bỏ phiếu luôn cho cả ông, bà, mẹ và chị gái của em. Em sẽ ứng xử như thế nào để thể hiện hiểu biết của mình về dân chủ?
A. Tán thành vì ý kiến của bố là rất hợp lí
B. Không tán thành nhưng im lặng vì mình là con
C. Đề nghị để mình đi bỏ phiếu hộ, còn bố cứ ở nhà lo việc
D. Giải thích cho bố mỗi công dân phải tự đi bỏ phiếu mới đúng quyền dân chủ
- Câu 83 : Ý kiến nào sau đây phản ánh đúng tình hình dân số nước ta hiện nay?
A. Quy mô dân số vừa
B. Tốc độ tăng dân số chậm
C. Chất lượng dân số cao
D. Mật độ dân số cao, phân bố chưa hợp lí
- Câu 84 : Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta?
A. Giảm tốc độ gia tăng dân số
B. Phân bố dân cư hợp lí
C. Mở rộng thị trường lao động
D. Nâng cao chất lượng dân số
- Câu 85 : Nội dung nào dưới đây thể hiện phương hướng để thực hiện chính sách dân số?
A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục kế hoạch hóa gia đình
B. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ
C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
D. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
- Câu 86 : Nhà nước ta đặt mục tiêu tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số là vì
A. Quy mô dân số lớn
B. Mật độ dân số nhanh
C. Kết quả giảm sinh chưa vững chắc
D. Chất lượng dân số cao
- Câu 87 : Nhà nước ta thực hiện nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, nhằm góp phần
A. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
B. Giảm quy mô dân số
C. Nâng cao chất lượng dân số
D. Phân bố dân số hợp lí
- Câu 88 : Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân trong việc góp phần thực hiện chính sách dân số?
A. Sinh thật nhiều con để tạo nguồn lao động cho gia đình
B. Sống tập trung ở thành phố vì có điều kiện kinh tế tốt
C. Lựa chọn giới tính, chỉ sinh con trai để nối dõi tông đường
D. Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện kế hoạch hóa gia đình
- Câu 89 : Hành vi nào dưới đây chưa thực hiện đúng chính sách dân số?
A. Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình
B. Sẵn sàng đi xây dựng vùng kinh tế mới
C. Sinh nhiều con vì đông con hơn nhiều của
D. Không có quan niệm trọng nam khinh nữ
- Câu 90 : Nội dung nào sau đây thể hiện đúng thực trạng việc làm ở nước ta hiện nay?
A. Nguồn nhân lực hiện đại, có chất lượng cao
B. Thừa lao động, thiếu việc làm là vấn đề bức xúc
C. Tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo cao
D. Thị trường lao động rộng mở, nhiều cơ hội cho người lao động
- Câu 91 : Nội dung nào không phải là mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta?
A. Phát triển nguồn nhân lực
B. Mở rộng thị trường lao động
C. Giữ nguyên tỉ lệ thất nghiệp
D. Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề
- Câu 92 : Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm của nước ta
A. Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề
B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
C. Phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số
D. Tăng thu nhập bình quân đầu người cho nhân dân
- Câu 93 : Đâu là phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
A. Mở rộng thị trường lao động
B. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề
C. Nâng cao chất lượng dân số
D. Giảm tỉ lệ thất nghiệp
- Câu 94 : Để thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm, công dân cần
A. Kiên quyết bám trụ ở thành phố, không chịu đi các tỉnh xa
B. Làm giàu bằng bất kì cách nào
C. Tích cực tham gia lao động sản xuất, gia tăng thu nhập
D. Sinh nhiều con cho vui cửa vui nhà
- Câu 95 : Anh X nhà hàng xóm sắp đi xuất khẩu lao động. Trong cuộc nói chuyện, thấy anh X có ý định sẽ bỏ trốn ra ngoài tìm việc làm chui để kiếm thu nhập cao hơn, em sẽ làm gì?
A. Ý kiến của anh X không đúng nhưng là việc cá nhân nên không quan tâm
B. Ủng hộ ý kiến của anh vì đã biết chủ động tìm kiếm việc làm tăng thu nhập
C. Khen ngợi vì việc làm ấy sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho gia đình
D. Không đồng tình, giải thích và khuyên anh không nên làm như vậy
- Câu 96 : Bạn T rất tự hào và có ý định tiếp nối, phát triển nghề đan mây truyền thống của gia đình sau khi tốt nghiệp THPT nhưng cha mẹ T lại không đồng ý. Cha mẹ T muốn bạn theo học ngành kế toán, sau này ở lại thành phố làm việc nhẹ lương cao. Theo em, T nên làm thế nào?
A. Nghe lời bố mẹ, theo học ngành kế toán để xin việc ở thành phố
B. Cứ thực hiện ý định mà không cần quan tâm đến cha mẹ
C. Dùng mọi cách để bố mẹ cho mình thực hiện nguyện vọng
D. Vận động mọi người trong gia đình cùng mình thuyết phục bố mẹ
- Câu 97 : Mỗi công dân cần tích cực nâng cao tri thức, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp để
A. Nâng cao chất lượng lao động, tăng thu nhập
B. Tạo nhiều việc làm cho người khác
C. Mở rộng thị trường lao động
D. Chống những hành vi vi phạm chính sách giải quyết việc làm
- Câu 98 : Do đặc điểm khí hậu và địa hình nên nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta được đánh giá là
A. Rất đa dạng, phong phú
B. Hạn chế, nghèo nàn
C. Vô cùng khắc nghiệt
D. Dồi dào vĩnh viễn
- Câu 99 : Thực trạng tài nguyên của nước ta hiện nay là gì?
A. Tài nguyên đa dạng, phong phú
B. Tài nguyên dồi dào, không bao giờ cạn kiệt
C. Tài nguyên bị hạn chế, không thể khai thác hết
D. Tài nguyên bị suy giảm và có nguy cơ cạn kiệt
- Câu 100 : Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta đưa đến kết quả gì?
A. Con người được cải thiện sức khỏe
B. Cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn
C. Ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của con người
D. Thiên nhiên được phục hồi
- Câu 101 : Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm
B. Sử dụng hợp lý tài nguyên
C. Mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo vệ môi trường
D. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Câu 102 : Việc sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân là
A. Giải pháp để bảo vệ tài nguyên, môi trường
B. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
C. Phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
D. Các thức để bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Câu 103 : Một trong những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường là
A. Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường
B. Thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học
C. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác, quản lí tài nguyên
D. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường
- Câu 104 : Nội dung nào không phải là phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên
B. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải
C. Thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên cho công dân
D. Giảm lượng gia tăng dân số để giảm áp lực lên môi trường và tài nguyên
- Câu 105 : Nhà nước thực hiện giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân bằng cách
A. Đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường
B. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường
C. Ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường
D. Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên
- Câu 106 : Đối với toàn nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng, bảo vệ môi trường là
A. Điều bắt buộc thực hiện
B. Vấn đề bức thiết
C. Vấn đề cần chú ý
D. Điều nên thực hiện
- Câu 107 : Nội dung nào sau đây không phải trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Chấp hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường
B. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường
C. Tố cáo các hành vi vi phạm luật bảo vệ tài nguyên, môi trường
D. Xây dựng và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên
- Câu 108 : Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết bảo vệ tài nguyên và môi trường?
A. Vứt rác không đúng nơi quy định
B. Tích cực sử dụng các sản phẩm từ mật gấu
C. Không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần
D. Sử dụng lãng phí năng lượng
- Câu 109 : Hành vi nào dưới đây không góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Tích cực trồng nhiều cây xanh ở khu dân cư
B. Vứt pin đã dùng hết ra môi trường
C. Chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch
D. Tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm
- Câu 110 : Một người thân của em luôn ca ngợi sừng tê giác có tác dụng chữa bách bệnh, vô cùng thần kì và tìm cách săn lùng, đặt mua bằng được. Biết được hành động đó, em sẽ làm gì?
A. Đồng tình, khuyến khích người thân đặt mua để về chữa bệnh
B. Không đồng tình nhưng im lặng coi như không biết
C. Phân tích, thuyết phục để người thân hiểu đó là hành vi trái pháp luật
D. Không quan tâm vì đó là việc tự do cá nhân
- Câu 111 : Hành động của em Nguyễn Nguyệt Linh (cựu học sinh trường Merie Curie – Hà Nội) viết thư, tìm địa chỉ email và gửi đến 40 hiệu trưởng ở Hà Nội với mong muốn trường không thả bóng bay dịp lễ khai giảng để bảo vệ môi trường là hành động thể hiện công dân biết
A. Tiết kiệm tiền bạc
B. Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên
C. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm
D. Tiết kiệm tài nguyên
- Câu 112 : Ở nước ta, giáo dục và đào tạo được coi là
A. Quốc sách hàng đầu
B. Công việc quan trọng
C. Vấn đề cần chú ý
D. Mục tiêu quan trọng
- Câu 113 : Vai trò của giáo dục và đào tạo là
A. Nâng cao dân trí
B. Đào tạo nhân lực
C. Giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại
D. Bồi dưỡng nhân tài
- Câu 114 : Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Nâng cao dân trí
B. Phát huy nguồn lực con người
C. Đào tạo nhân lực
D. Bồi dưỡng nhân tài
- Câu 115 : Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là gì?
A. Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh nhân loại
B. Tạo điều kiện để phát huy nguồn lực con người
C. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
D. Thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Câu 116 : Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo?
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
B. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
D. Nâng cao dân trí
- Câu 117 : Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, Nhà nước cần
A. Có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài
B. Huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo
C. Mở rộng quy mô giáo dục
D. Tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập
- Câu 118 : Để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, Nhà nước cần
A. Hiện đại hóa nhà trường
B. Tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp
C. Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập
D. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
- Câu 119 : Tại sao cần tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo?
A. Giúp xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
B. Tạo điều kiện để người giỏi được phát huy tài năng
C. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới
D. Tạo điều kiện để người nghèo được đi học
- Câu 120 : Những phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo giúp
A. Kinh tế đất nước phát triển
B. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện
C. Đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân
D. Tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới
- Câu 121 : Nhà nước ta coi khoa học và công nghệ là
A. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước
B. Vấn đề nổi bật trong thời đại kinh tế tri thức phát triển
C. Yêu cầu bắt buộc để hòa nhập với thế giới
D. Nhiệm vụ hàng đầu của đất nước
- Câu 122 : Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ là
A. Huy động các nguồn lực trong xã hội
B. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
C. Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
D. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra
- Câu 123 : Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ?
A. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ
B. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ
C. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra
D. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ
- Câu 124 : Mục đích của đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ là nhằm
A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận
B. Tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng
C. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
D. Chuyển giao công nghệ, phát triển nông nghiệp nông thôn
- Câu 125 : Để có thị trường khoa học và công nghệ, nước ta cần phải làm gì?
A. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng
B. Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
C. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ
D. Cả A, B và C
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế
- - Trắc nghiệm Bài 2 Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - GDCD 11
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Ôn tập Công dân với kinh tế
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa