Trắc nghiệm: Ôn tập truyện dân gian có đáp án !!
- Câu 1 : Sự khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích:
A. Truyền thuyết có thật, cổ tích không có thật.
B. Truyền thuyết có nhân vật nghèo khổ, cổ tích không có.
C. Truyền thuyết có nhân vật anh hùng, cổ tích không có.
D. Nhân vật, sự việc trong truyền thuyết có liên quan đến sự thật lịch sử, còn cổ tích thì không có.
- Câu 2 : Truyện "Con rồng cháu tiên” chi tiết có ý nghĩa nói lên toàn thể nhân vật Việt Nam có chung nguồn gốc là:
A. Long Quân diệt trừ yêu quái.
B. Cha rồng mẹ tiên.
C. Cái bọc trăm trứng nở trăm con.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
- Câu 3 : Nhân vật nào ở các truyện dân gian đã học có phẩm chất đáng quí, thật thà, dũng cảm. tài năng.
A. Sọ Dừa.
B. Lang Liêu.
C. Sơn Tinh Thuỷ Tinh
D. Thạch Sanh.
- Câu 4 : Chi tiết em bé giải câu đố bằng bài hát đồng dao có ý nghĩa như thế nào?
A. Dễ dàng.
B. Đó là kinh nghiệm của dân gian
C. Hồn nhiên, tài năng.
D. Cả 3 ý trên đều đúng
- Câu 5 : Chi tiết lưỡi kiếm dưới nước chuôi gươm lên rừng tra lại vừa vặn như in có ý nghĩa như thế nào?
A. Gỗ sắt đều là vũ khí.
B. Ủng hộ thần núi, thần nước.
C. Nhân dân mọi miền thống nhất một lòng đánh giặc cứu nước.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
- Câu 6 : Tên gọi "Hội khoẻ Phù Đổng" có liên quan đến chi tiết trong truyện nào?
A. Sọ Dừa.
B. Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
C. Thánh Gióng.
D. Sự tích Hồ Gươm.
- Câu 7 : Thạch Sanh đã bị Lý Thông nhiều lần hãm hại nhưng không oán hận vì:
A. Nghĩa tình anh em
B. Độ lượng , vị tha.
C. Sợ Lý Thông.
D. Cả A và B đều đúng.
- Câu 8 : Chi tiết do con người tưởng tượng ra để gửi gắm nguyện vọng ước mơ là:
A. Chi tiết hoang đường.
B. Tưởng tượng kỳ ảo.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đếu sai.
- Câu 9 : Trong truyện "Thánh Gióng" chi tiết Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc có ý nghĩa như thế nào?
A. Ca ngợi ý thức đánh giặc của người anh hùng Gióng.
B. Ý thức đáng giặc cứu nước tạo cho người anh hùng có khả năng hành động khác thường, thần kỳ.
C. Ý thức đánh giặc cứu nước được đặt lên hàng đầu ở người anh hùng Gióng.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
- Câu 10 : Trong truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” chi tiết: “Sơn Tinh bốc từng quả đồi dời từng dãy núi ngăn chặn dòng nước lũ, nước dâng cao bao nhiêu núi dâng cao bấy nhiêu” chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
A. Để bảo vệ người vợ mới cưới
B. Ứớc mơ có sức mạnh chế ngự thiên tai.
C. Thể hiện sức mạnh của một vị thần.
D. Ước mơ chống lại Thủy Tinh nhanh chóng
- Câu 11 : Tại sao đức Long Quân không cho giặc Minh mượn gươm thần mà cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần ?
A. Giặc Minh đã có nhiều vũ khí.
B. Nghĩa quân Lam Sơn thiếu vũ khí.
C. Rùa Vàng gặp được Lê Thận.
D. Cuộc chiến đấu giữa nghĩa quân Lam Sơn là cuộc chiến đấu chính nghĩa thuận ý trời hợp lòng dân.
- Câu 12 : Vì sao Lang Liêu được nối ngôi vua:
A. Lang Liêu hiền lành chăm lo công việc đồng án, tăng gia sản xuất.
B. Lang Liêu quí trọng tổ tiên, những người đi trước.
C. Lang Liêu thông minh tài trí.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
- Câu 13 : Văn bản "Sơn Tinh Thuỷ Tinh" được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm
B. Tự sự.
C. Nghị luận.
D. Miêu tả.
- Câu 14 : Ngôi kể trong đoạn văn bản "Sơn Tinh Thuỷ Tinh" ở ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Ngôi thứ hai số nhiều.
- - Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
- - Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Bắc Hồng
- - Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Đội Cấn
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2018, Trường THCS Nam Điền
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Đồng Cương
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Bàn Đạt
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 6 năm 2020 - Trường THCS Thiệu Tiến
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 6 năm 2020 - Trường PTDTNT THCS Buôn Đôn