Trắc nghiệm: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Tr...
- Câu 1 : Vì sao Triệu Đà lại cầu hôn Mị Châu cho con trai ?
A. Vì Mị Châu xinh đẹp nết na.
B. Muốn nối tình hòa hiếu với Âu Lạc.
C. Muốn con trai được hạnh phúc.
D. Muốn đánh cắp bí mật nỏ thần.
- Câu 2 : Hình ảnh ngọc trai - giếng nước có ý nghĩa gì ?
A. Ngợi ca tình yêu chung thủy, son sắt.
B. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.
C. Biểu tượng cho mối oan tình của nàng Mị Châu được hóa giải.
D. Kết cục tất yếu của bi kịch tình yêu.
- Câu 3 : Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết:
A. Những câu chuyện lịch sử từ xa xưa kể lại.
B. Những câu chuyện lịch sử tồn tại trong dân gian.
C. Những câu chuyện lịch sử có sử dụng yếu tố thần kì.
D. Những câu chuyện huyền thoại có cốt lõi của lịch sử.
- Câu 4 : Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy nhằm mục đích gì?
A. Phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.
B. Ngợi ca những chiến công của nhân vật anh hùng.
C. Giải thích nguồn gốc và sự hình thành quốc gia, xã tắc.
D. Phản ánh những xung đột trong xã hội có phân chia giai cấp.
- Câu 5 : Nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai cha con An Dương Vương và Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trong Thủy là:
A. Do Trọng Thủy nghe lời cha thực hiện âm mưu gián điệp.
B. Do Mị Châu mất cảnh giác trước âm mưu của Trọng Thủy.
C. Do An Dương Vương mất cảnh giác trước kẻ thù.
D. Do An Dương Vương ỷ lại vào nỏ thần.
- Câu 6 : Truyền thuyết là gì?
A. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và các nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.
B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức và cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.
C. Là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩ quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
D. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận của các kiểu nhân vật như người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh… qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội.
- Câu 7 : Chi tiết máu của Mị Châu chảy xuống biển thành Ngọc nói lên điều gì ?
A. Minh chứng cho tấm lòng trong trắng, ngây thơ của Mị Châu.
B. Ngợi ca tình yêu và sự thủy chung của Mị Châu.
C. Bênh vực cái chết oan uổng của Mị Châu.
D. Lên án hành động tàn nhẫn của An Dương Vương.
- Câu 8 : Truyền thuyết này xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
A. Việt điện u linh
B. Lĩnh Nam chích quái
C. Đại Việt sử kí
D. Đại Việt sử kí toàn thư
- Câu 9 : Ý nghĩa quan trọng nhất của câu truyện là gì?
A. Tình cảm cha con
B. Tình nghĩa vợ chồng
C. Bài học giữ nước
D. Bài học dựng nước
- Câu 10 : Tại sao An Dương Vương lại kết tình thông gia với kẻ thù?
A. Vì thương con gái Mị Châu.
B. Vì quý mến Trọng Thủy.
C. Vì mệt mỏi sau một thời gian dài chiến tranh.
D. Vì mong muốn hòa bình cho nhân dân.
- Câu 11 : Hình ảnh "ngọc trai – giếng nước" có ý nghĩa gì ?
A. Ngợi ca tình yêu chung thủy, son sắt.
B. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.
C. Biểu trưng cho một mối oan tình được hóa giải.
D. Biểu trưng cho một bi kịch tình yêu.
- Câu 12 : Bi kịch của Trọng Thủy xuất phát từ mâu thuẫn nào dưới đây?
A. Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình cha con.
B. Mâu thuẫn giữa tình cha con và tình yêu.
C Mâu thuẫn giữa tình yêu và quyền lợi cá nhân.
D. Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình yêu.
- Câu 13 : Dòng nào không phải là sai lầm của An Dương Vương trong câu chuyện?
A. Cả tin
B. Mất cảnh giác
C. Chủ quan
D. Nhờ Rùa Vàng đánh giặc
- Câu 14 : Việc An Dương Vương chém đầu con gái mình là Mị Châu thể hiện điều gì?
A. Sự hồ đồ và tàn nhẫn.
B. Sự tuân phục mệnh lệnh của thần linh.
C. Sự tỉnh ngộ muộn màng nhưng cần thiết.
D. Một kết cục thích đáng cho sự phản bội.
- Câu 15 : Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!
A. Lời kết tội đanh thép của nhân dân về hành động vô tình phản quốc của Mị Châu.
B. Lời cảnh tỉnh đối với thái độ cả tin, mất cảnh giác của An Dương Vương và Mị Châu trước vận mệnh của đất nước.
C. Lời phán quyết của công lí về trách nghiệm của An Dương Vương và Mị Châu trước vận mệnh của đất nước.
D. Cả A, B và C.
- Câu 16 : Cái chết của nhân vật Trọng Thủy chủ yếu thể hiện điều gì?
A. Xung đột không thể giải quyết giữa tham vọng của một kẻ thù và tình yêu đối với một con người.
B. Sự trả giá tất yếu cho sự giả dối và phản bội của kẻ thù của nước Âu Lạc.
C. Sự tỉnh ngộ muộn màng trước những tội lỗi do chính hắn tự gây ra.
D. Sự hóa giải những hận thù giữa hai dân tộc.
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018, Trường THPT Phan Bội Châu
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2019 - Trường THPT Lý Thái Tổ
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2019 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2019 - Trường THPT Tùng Thiện
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Trực
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Đông Hà
- - Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Ba Hòn
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2020 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2019 - Trường THPT Vĩnh Linh