Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 17 (có đáp án): Châu Âu...
- Câu 1 : Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.
C. Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: phe phát xít – phe Đồng minh.
D. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.
- Câu 2 : Thiết lập chế độ độc tài phát xít là cách giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của những quốc gia nào?
A. Đức, Áo - Hung.
B. Đức, Italia, Nhật Bản.
C. Đức, Italia, Áo - Hung.
D. Đức, Nhật Bản, Pháp.
- Câu 3 : Có nhiều nguyên nhân khiến Đức, Italia, Nhật Bản lựa chọn con đường phát xít hóa bộ máy cai trị để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), ngoại trừ việc các quốc gia này
A. không có hoặc có rất ít thuộc địa.
B. thiếu vốn, thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. có truyền thống quân phiệt, hiếu chiến.
D. muốn duy trì nguyên trạng hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
- Câu 4 : Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
A. Đảng Cộng sản Đức đơn độc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
B. Đức là quê hương của truyền thống quân phiệt Phổ.
C. Lực lượng phát xít nhận được sự ủng hộ của giới đại tư sản.
D. Lực lượng phát xít nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản.
- Câu 5 : Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?
A. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.
B. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiến thuộc địa, thị trường.
C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
- Câu 6 : Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình các nước châu Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Nhiều quốc gia mới ra đời trên cơ sở sự tan rã của đế quốc Áo – Hung.
B. Các nước tư bản ở châu Âu bước vào thời kì ổn định và phát triển phồn vinh.
C. Một cao trào cách mạng bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Âu, đặc biệt lên cao ở Đức.
D. Các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp về kinh tế, mất ổn định về chính trị - xã hội.
- Câu 7 : Điểm giống nhau cơ bản giữa Đức, Italia, Nhật Bản trong việc lựa chọn con đường thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) là gì?
A. Trút toàn bộ gánh nặng khủng hoảng lên vai các nước thuộc địa, phụ thuộc.
B. Tiến hành hàng loạt các các cải cách trên lĩnh vực kinh tế - xã hội.
C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
D. Thực hiện “Chính sách mới” để giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của kinh tế.
- Câu 8 : So với Mĩ, Anh, Pháp, con đường thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của Đức có điểm gì khác biệt?
A. Phát xít hóa chế độ thống trị và tiến hành chiến tranh xâm lược.
B. Thực hiện các cải cách dân chủ, giải quyết nạn thất nghiệp.
C. Thực hiện cải cách trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
D. Đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất kinh tế.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8