Trắc nghiệm bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
- Câu 1 : Tác giả của văn bản "Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác" là:
A. A.X.Pu-skin (Nga)
B. R.Ta-go (Ấn Độ)
C. Phri-đrích Ăng-ghen (Đức)
D. A.P.Sê-khốp (Nga)
- Câu 2 : Câu văn: "Con người đó ra đi là một tổn thất không sao lường hết được đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh ở Châu Âu và Châu Mĩ, đối với khoa học lịch sử." khẳng định vấn đề gì?
A. Tấm vóc vĩ đại của Mác.
B. Sự tiếc thương vô hạn của mọi người trước sự ra đi của Mác.
C. Niềm tin của giai cấp vô sản trên toàn thế giới đối với Mác.
D. Sự kính trọng của mọi người đối với Mác.
- Câu 3 : Nội dung văn bản phần đầu (từ đầu đến "bậc vĩ nhân ấy gây ra") thể hiện nội dung gì?
A. Thông báo sự qua đời của Các Mác, một sự tổn thất lớn của nhân loại.
B. Đánh giá những cống hiến vĩ đại của Mác.
C. Bày tỏ sự tiếc thương vô hạn do sự ra đi của Các Mác
D. Khẳng định sự bất tử của Các Mác trong người dân thế giới.
- Câu 4 : Bài điếu văn "Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác" thể hiện nội dung gì?
A. Bày tỏ tình cảm tiếc thương vô hạn của những người cộng sản trước sự ra đi của Các Mác.
B. Ca ngợi công lao to lớn của Mác đối với toàn nhân loại.
C. Cả hai đều đúng.
D. Cả hai đều sai.
- Câu 5 : Mác đã có đóng góp to lớn nào khiến ông trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại"?
A. Là người tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử. Bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội.
B. Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Đó là phát hiện về giá trị thặng dư.
C. Đem đến cho giai cấp công nhân ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng, biến nó thành hành động cách mạng.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 6 : Nghệ thuật lập luận của bài phát biểu là:
A. Lập luận chặt chẽ kết hợp với biện pháp so sánh.
B. Lập luận chặt chẽ kết hợp với biện pháp so sánh tầng bậc.
C. Lập luận chặt chẽ kết hợp với biện pháp so sánh tương đồng.
D. Lập luận chặt chẽ kết hợp với biện pháp tương phản đối lập.
- Câu 7 : Khi đọc văn bản trên ta cần đọc như thế nào?
A. Trầm hùng, mạnh mẽ, tự hào
B. Bi lụy, lâm li
C. Tâm tình ngọt ngào
D. Âu sầu tha thiết
- Câu 8 : Nghệ thuật lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản là
A. So sánh, ẩn dụ
B. Phóng đại, tượng trưng
C. So sánh, trùng điệp, tăng tiến
D. Nhân hóa, phóng đại, tượng trưng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Tùng Thiện
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HSG môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Thống Nhất A
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Đồng Phú
- - Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Đình Phùng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Lương Thế Vinh