30 bài tập Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp mức độ khó
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết sản phẩm chuyên môn hóa chè, cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò là đặc trưng của vùng nông nghiệp nào?
A Trung du miền núi Bắc Bộ.
B Đông Nam Bộ.
C Đồng bằng sông Cửu Long.
D Bắc Trung Bộ.
- Câu 2 : Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là :
A Trình độ thâm canh.
B Điều kiện về địa hình.
C Đặc điểm về đất đai và khí hậu.
D Truyền thống sản xuất của dân cư.
- Câu 3 : Trình độ thâm canh của Đồng bằng sông Hồng ở mức:
A Thấp, sản xuất theo kiểu quảng canh
B Khá cao, đầu tư nhiều lao động
C Tương đối thấp, sử dụng nhiều lao động
D Cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp
- Câu 4 : Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là
A từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
B sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
C thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
D góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
- Câu 5 : Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trâu, sở, hồi...) là đặc điểm của vùng:
A Tây Nguyên
B Đồng bằng sông Hồng
C Trung du và miền núi Bắc Bộ
D Bắc Trung Bộ
- Câu 6 : Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp ở nước ta là:
A nâng cao chất lượng các nông sản hàng hoá.
B tăng cường chuyên môn hoá trong sản xuất.
C khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
D thúc đẩy công nghiệp hoá vùng nông thôn.
- Câu 7 : Dựa vào Atlat địa lí hãy cho biết cây bông phân bố nhiều ở những tỉnh nào sau đây
A Ninh Thuận, Khánh Hoà
B Đồng Nai, Tây Ninh
C Kon Tum, Hoà Bình
D Bình Thuận, Gia Lai
- Câu 8 : Biện pháp quan trọng nhất để đưa Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm theo hướng hàng hóa là
A quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường.
B thay đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ.
C chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên.
D đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông.
- Câu 9 : Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động :
A Giảm thiểu rủi do của biến động thị trường.
B Khai thác hợp lí sự đa dạng và phong phú của tự nhiên
C Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
D Tăng cường phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
- Câu 10 : Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ chuyên môn hóa sản xuất cây cao su dựa trên thuận lợi chủ yếu là:
A có ít thiên tai bão, lụt và không có mùa đông lạnh
B địa hình bán bình nguyện, nhiệt độ cao quanh năm.
C nguồn nước dồi dào, có nhiều giống cây thích hợp.
D nhiều đất badan và đất xám, khí hậu cận xích đạo.
- Câu 11 : Điểm giống nhau của điều kiện sinh thái Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là
A mưa về thu đông
B nguồn nước tưới dồi dào, quanh năm.
C có một mùa đông lạnh.
D khí hậu mang tính chất cận xích đạo
- Câu 12 : Kinh tế trang trại ra đời và phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do
A chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
B chính sách Đổi mới của Nhà nước
C nguồn vốn đầu tư ngày càng tăng.
D giao thông vận tải phát triển mạnh.
- Câu 13 : Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta giai đoạn hiện nay là
A lực lượng lao động.
B thị trường.
C khoa học kĩ thuật.
D tập quán sản xuất.
- Câu 14 : Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một mục đích là
A cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
B giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.
C sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
D đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
- Câu 15 : Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là
A tạo thêm nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động.
B đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ.
C khai thác có hiệu quả sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.
D tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng.
- Câu 16 : Nhân tố quyết định và chi phối sự chuyển biến của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là
A Khí hậu
B Điều kiện tự nhiên
C Lịch sử khai thác lãnh thổ
D Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)