Trắc nghiệm bài Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Câu 1 : Khái niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí:
A. Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internet… như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo…
B. Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người, được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.
C. Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong văn bản khoa học.
- Câu 2 : Phong cách ngôn ngữ báo chí được dùng trong những loại văn bản nào?
A. Trong các văn bản sách giáo khoa, nghiên cứu chuyên sâu...
B. Trong các văn bản hành chính như đơn từ, công văn, báo cáo...
C. Trong các văn bản bản tin, phóng sự, tiểu phẩm...
D. Trong các văn bản thơ ca, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn...
- Câu 3 : Tại sao văn bản báo chí thường ngắn gọn?
A. Vì giới hạn của báo viết, báo nói, báo hình (phải đếm từng dòng, phải tính từng giây, từng phút)
B. Vì những người làm báo thường rất bận.
C. Vì những thông tin mà báo chí đăng tải phải mang tính thời sự, cập nhật.
D. Vì báo chí hướng sự tác động đến đông đảo người đọc, người nghe.
- Câu 4 : Dòng nào sau đây đúng về đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí
A. Tính thông tin sự kiện, tính ngắn gọn, tính hấp dẫn.
B. Tính cá thể, tính xã hội, tính hấp dẫn
C. Tính chính xác, tính cá thể, tính hấp dẫn
- Câu 5 : Nói ngôn ngữ báo chí sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
- Câu 6 : Chức năng của ngôn ngữ báo chí là gì?
A. Là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời, nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
B. Là nêu lên quan điểm cá nhân nhằm phân tích cụ thể hơn những đối tượng trong đời sống.
C. Là sự miêu tả cụ thể từng chi tiết đối với một chủ thể, nhằm khai thác ưu, nhược điểm của từng chủ thể phục vụ đời sống con người.
- Câu 7 : Có ý kiến cho rằng: Phạm vi của ngôn ngữ báo chí rộng rãi trên nhiều mặt của hoạt động xã hội. Ngôn ngữ báo chí vì thế không bị giới hạn ở một lĩnh vực nào cả. Có thể nói, nó bao gồm hầu hết các phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
- Câu 8 : Dòng nào dưới đây đúng về ngữ âm và chữ viết trong cách sử dụng ngôn ngữ báo chí?
A. Người nói phát âm theo giọng địa phương nơi mình sinh sống.
B. Người nói phải nói chuẩn, rõ ràng, người viết được viết theo ngôn ngữ đời sống
C. Người nói phải phát âm rõ ràng, nói chuẩn, tôn trọng người nghe, người viết phải viết đúng quy cách
- Câu 9 : Nghiên cứu hai cách đặt đầu đề của báo sau đây:
- Chị Ma-ri cứu các em bé buộc phải làm nghề mại dâm.
- Ăng-gô-la thực hiện chính sách không liên kết và hợp tác với các nước Xã hội chủ nghĩa.
Nhận xét nào trong số các nhận xét sau đây là đúng?A. Cách đặt đầu đề hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
B. Cách đặt đầu đề ngắn gọn nhưng nói được nội dung chính của bài báo.
C. Cách đặt đầu đề quá dài, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.
D. Cách đặt đầu đề mơ hồ, có thể gây hiểu nhầm.
- Câu 10 : Có thể sử dụng các biện pháp tu từ trong cách sử dụng ngôn ngữ báo chí hay không?
A. Có
B. Không
- Câu 11 : Một phóng viên mới vào nghề, được giao nhiệm vụ viết bài tường thuật một vụ tai nạn trong xây dựng. Anh ta gửi về tòa soạn bài viết của mình với đoạn mở đầu như sau: "Chết. Đó là tình trạng bất khả kháng của Lê Văn A, công nhân đội xây dựng số 3, Tổng công ty xây dựng XYZ, sang nay khi anh ấy ngã từ tầng 5 xuống...".
Nhận xét nào nói đúng về cách viết trên?A. Hấp dẫn, phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.
B. Có thể chấp nhận được đối với phong cách ngôn ngữ báo chí.
C. Dài dòng, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.
D. Có nhiều tìm tòi, sang tạo, hơi kì quặc nhưng vẫn phù hợp với báo chí.
- Câu 12 : Dòng nào dưới đây đúng về ngữ pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ báo chí?
A. Câu văn rõ ràng, chính xác, thường dùng một số khuôn mẫu ngữ pháp nhất định.
B. Câu văn rõ ràng, chính xác, được sử dụng các mẫu câu rút gọn, giản lược.
C. Câu văn ngắn gọn, xúc tích, mang yếu tố địa phương.
D. Câu văn dài, cụ thể, mang tính chất miêu tả và biểu cảm.
- Câu 13 : Bài nào dưới đây không sử dụng phong cách ngôn ngữ báo chí?
A. Bản tin thời sự lúc 19h
B. Phóng sự ngắn về bão lũ ở miền Trung
C. Tiểu phẩm Nhà... chằn tinh
D. Tác phẩm Vội vàng - Xuân Diệu
- Câu 14 : Sau đây là một số đầu đề của báo viết với nững cách chơi chữ đa dạng:
- Cô-ta sang tây
- Từ màn bạc đến két bạc
- Sầu riêng với nỗi buồn chung
- Bằng cấp giả, con dấu thật
- Tìm hoa gặp họa
- Trường tư, đầu tư, từ đâu?
- Hồ Than Thở đang thở than
- Phá rừng bằng… luật rừng
Cách chơi chữ trong đầu đề như vậy là nhằm mục đích gì? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Để đảm bảo thông tin – sự kiện của văn bản báo chí.
B. Để chứng tỏ lập trường, quan điểm của người viết.
C. Để tăng tính hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
D. Để đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích của văn bản báo chí.
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Tùng Thiện
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HSG môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Thống Nhất A
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Đồng Phú
- - Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Đình Phùng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Lương Thế Vinh