Đề thi thử THPT QG môn Sinh trường THPT Ngô Gia Tự...
- Câu 1 : Xét phép lai P: AaBbDd × AaBbDd, thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:
A 1/4.
B 1/64.
C 1/32.
D 1/2.
- Câu 2 : Ở cà chua, gen A: thân cao trội hoàn toàn so với gen a: thân thấp. Cho cây thân cao lai với cây thân cao→ F1 100% thân cao. Khi cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, ở F2 xuất hiện cả cây thân cao và thân thấp. Tỉ lệ cà chua thân cao thuần chủng có thể có ở đời F2 là bao nhiêu?
A 1/4.
B 9/16.
C 3/8.
D 1/16.
- Câu 3 : Một gia đình cần tư vấn khi sinh con. Bên vợ có anh trai mắc bệnh pheninkito niệu, ông ngoại bị bệnh máu khó đông, bên chồng có mẹ bị bệnh pheninkito niệu. Tất cả các người khác trong hai bên gia đình không bị bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai con không bị cả hai bệnh này là bao nhiêu ?
A 5/36
B 81/218
C 425/768
D 27/256
- Câu 4 : Khi lai hai thứ bí quả tròn thuần chủng thu được F1 đồng loạt quả dẹt. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 56,25% quả dẹt; 37,5% quả tròn; 6,25% quả dài. Cho tất cả các cây quả tròn ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với quả dài ở F2. Về mặt lí thuyết, F3 có tỷ lệ kiểu hình quả dài là
A 1/6
B 1/4
C 1/3.
D 2/3
- Câu 5 : Cho sơ đồ phả hệ:Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ, tỷ lệ người mắc bệnh trong cả quần thể cân bằng di truyền này là 1%. Người phụ nữ số 8 lớn lên kết hôn với một người nam giới bình thường trong cùng quần thể. Hỏi xác suất họ sinh được người con đầu lòng không bị bệnh là bao nhiêu?
A 32/33.
B 31/33.
C 2/33.
D 1/33.
- Câu 6 : Ở một quần thể ngẫu phối, xét 4 gen: gen thứ nhất có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen thứ hai có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, Gen thứ ba có 2 alen, gen thứ tư có 3 alen và cùng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa của tất cả các gen trên có thể được tạo ra trong quần thể là:
A 1260.
B 1620.
C 1500.
D 13500.
- Câu 7 : Ở một loài thực vật lưỡng bội, lai hai cây hoa đỏ (P) với nhau, thu được F1 gồm 180 cây hoa đỏ và 140 cây hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân của các cây F1 tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A 2
B 4
C 8
D 16
- Câu 8 : Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
C Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
D Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
- Câu 9 : Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết hoàn toàn với cặp tính trạng màu sắc hoa.(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05.(4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.(5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả.(6) Tần số hoán vị gen 20%.
A 5
B 3
C 4
D 2
- Câu 10 : Nhận xét nào sau đây là không đúng ?
A các loài đẻ trứng đều thụ tinh ngoài .
B các loài đẻ con đều thụ tinh trong.
C các loài thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng.
D thụ tinh ngoài cần có nước.
- Câu 11 : Trong tương tác cộng gộp nếu cây có kiểu gen AABB cao 180cm, cây có kiểu gen AABb cao 170cm, cây có kiểu gen Aabb cao 150cm thì cây có kiểu gen AaBb cao:
A 160cm.
B 140cm.
C 50cm.
D 180cm.
- Câu 12 : Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Cách li địa lí do xuất hiện những trở ngại địa lý hay do di cư .
B cách li địa lí góp phần phân hóa vốn gen giữa các quần thể.
C Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
- Câu 13 : Một tế bào sinh tinh có kiểu gen Dd khi giảm phân không xảy ra hoán vị gen sẽ cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A 1
B 3
C 4
D 2
- Câu 14 : Loại đột biến làm tăng số loại alen trong cơ thể là :
A đột biến lệch bội.
B đột biến đa bội.
C đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D đột biến gen.
- Câu 15 : Ở thực vật, xét một locut gen có 4 alen, alen a1 qui định hoa đỏ, alen a2 qui định hoa vàng, alen a3 qui định hoa hồng và alen a4 qui định hoa trắng. Biết các gen trội hoàn toàn theo thứ tự a1 > a2 > a3 > a4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?(1) Cho cây lưỡng bội hoa hồng dị hợp tử giao phấn với cây hoa vàng dị hợp tử, kiểu hình của đời con có thể là 50% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng : 25% cây hoa hồng.(2) Thực hiện phép lai hai thể tứ bội (P): a1a2a3a4 × a2a3a4a4, các biết cây tứ bội tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, thu được F1 có cây hoa vàng chiếm tỉ lệ \(\frac{5}{{12}}.\)(3) Những cây tứ bội có tối đa 36 loại kiểu gen.(4) Có tối đa 6 loại kiểu gen của cây lưỡng bội.
A 4
B 2
C 3
D 1
- Câu 16 : Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là:
A AB = ab = 8,5%; Ab = aB =41,5%.
B AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5%.
C AB = ab = 17%; Ab = aB = 33%.
D AB = ab = 33%; Ab = aB = 17%.
- Câu 17 : Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về tiến hoá nhỏ?(1) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
(2) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
(3) Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...).
(4) Tiến hóa nhỏ diễn ra ở những loài có kích thước nhỏ, vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ, vòng đời ngắn.A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 18 : Nhận xét nào dưới đây không phù hợp về vai trò của chọn lọc tự nhiên?
A Những cá thể nào thích nghi nhất thường sinh ra nhiều con hơn so với những cá thể kém thích nghi với môi trường.
B Những cá thể thích nghi kém không bao giờ sinh con cái.
C Các loài sinh con cái nhiều hơn so với số lượng cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng.
D Ở một số loài chỉ một số lượng nhỏ cá thể con cái được sinh ra có thể sống sót đến trưởng thành.
- Câu 19 : Cho các thành tựu: (1). Nhân nhanh các giống cây quý hiếm đồng nhất về kiểu gen.
(2). Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3). Tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu.
(4). Tạo ra giống Táo “ má hồng ” từ Táo Gia Lộc.
Những thành tựu đạt được do ứng dụng công nghệ tế bào là:A (1), (3).
B (1), (4).
C (3), (4).
D (1), (2).
- Câu 20 : Chất nhận CO2 đầu tiên của chu trình C3 là
A Ribulozo diphotphat (RiDP).
B Axit photpho glyxeric (APG).
C axit photpho enol pyruvic (PEP).
D axit oxalo axetic (AOA).
- Câu 21 : Phép lai Aa × Aa thu được F1 có
A 4 kiểu gen.
B 2 kiểu gen.
C 3 kiểu gen.
D 1 kiểu gen.
- Câu 22 : Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, kết luận nào sau đây không đúng? (1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.(2 ) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.(3 ) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin(4) Khi buộc cục nước đá vào lưng có lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.
A 3
B 1
C 4
D 2
- Câu 23 : Ở phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AabbddEe ,Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 2% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ:
A 0.2%.
B 88,2%
C 2%.
D 11,8% .
- Câu 24 : Cho các hiện tượng sau:1. Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học. 2. Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Operon Lac.3. Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.4. Vùng vận hành (vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế.5. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.Khi không có đường Lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?
A 4
B 5
C 2
D 3
- Câu 25 : Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen là:
A Đột biến, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, biến động di truyền
B Đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, biến động di truyền
C Đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên
D Đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, biến động di truyền
- Câu 26 : Giá trị của đột biến gen phụ thuộc vào
A Cấu trúc của gen.
B Loại tác nhân gây đột biến.
C Tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
D Nồng độ, liều lượng, thời gian tác động của tác nhân đột biến.
- Câu 27 : Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Cho các phép lai sau: (1). AAaa × Aa (2). AAaa × aaaa (3). AAaa × AAaa (4). AAaa × aa (5). AAaa × Aaaa (6). Aaaa × AaaaSố phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 28 : Biết một gen qui định một tính trạng, tính trạng trội hoàn hoàn, các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1?(1) AABb × AaBb ; (2) AaBb × aabb ; (3) Aa × Aa ; (4) AaBB × Aabb (5) Aabb × aaBb ; (6) AaBb × aaBb ; (7) Aa × aa ; (8) aaBb × aaBb
A (2), (4), (6), (8).
B (1), (3), (4), (8).
C (1), (3), (5), (8).
D (1), (3), (5), (7).
- Câu 29 : Người ta đã tiến hành thí nghiệm để phát hiện hô hấp tạo ra khí CO2 qua các thao tác sau :(1) Cho 50g các hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh.(2) Vì không khí đó chứa nhiều CO2 nên làm nước vôi trong bị vẩn đục.(3) Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh.(4) Cho đầu ngoài của ống thủy tinh hình chữ U đặt vào ống nghiệm có chưa nước vôi trong.(5) Nước sẽ đẩy không khí trong bình thủy tinh vào ống nghiệm.(6) Sau 1,5 đến 2 giờ ta rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt.Các thao tác thí nghiệm được tiến hành theo trình tự đúng là
A (2) → (3) → (4) → (1) → (5) → (6).
B (1) → (3) → (4) → (6) → (5) → (2).
C (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).
D (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6).
- Câu 30 : Trạng thái thức, ngủ của hạt được điều biết bởi các hoocmôn
A axit abxixic và giberelin.
B xitôkinin và etilen.
C auxin và xitokinin.
D giberelin và etilen.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen