Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX...
- Câu 1 : Đến cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đều thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, ngoại trừ
A In-đô-nê-xi-a.
B Xiêm.
C Mã Lai
D Phi-líp-pin.
- Câu 2 : Phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam mang màu sắc mới vào đầu thế kỉ XX xuất phát từ
A Sự chuyển biến sau sắc về kinh tế.
B Sự chuyển biến sâu sắc về chính trị.
C Sự chuyển biến sâu sắc về xã hội.
D Sự chuyển biến sâu sắc về văn hóa.
- Câu 3 : Năm 1905, diễn ra sự kiện lịch sử gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân ở In-đô-nê-xi-a?
A Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.
B Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.
C Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi a thành lập.
D Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.
- Câu 4 : Phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có điểm nổi bật là:
A xuất hiện phong trào cải cách Duy tân đất nước theo gương Nhật Bản.
B để giành độc lập, khởi nghĩa vũ trang đi liền với những cải cách duy tân đất nước
C nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời, tổ chức công đoàn của công nhân được thành lập.
D tất cả các phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo của các trí thức phong kiến.
- Câu 5 : Qua ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam-pu-chia chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?
A Khởi nghĩa Si-vô-tha.
B Khởi nghĩa Xa-van-na-khét.
C Khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-la-ven.
D Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô.
- Câu 6 : Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia và nhân dân Lào chống ách thống trị thực dân có điểm chung là:
A đều đặt dưới sự lãnh đạo của các nhân vật trong hoàng tộc.
B
các nhà sư có vai trò rất lớn trong các cuộc khởi nghĩa.
C các cuộc khởi nghĩa đều kéo dài, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.
D có sự liên minh, liên kết với các nhóm nghĩa quân ở Việt Nam và địa bàn hoạt động của nghĩa quân mở rộng sang cả Việt Nam.
- Câu 7 : Cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á thất bại không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A Kẻ thù xâm lược còn rất mạnh.
B Chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp đầu hàng làm tay sai.
C Các cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo đúng đắn.
D Chưa có tham gia của nông dân – lực lượng đông đảo nhất trong xã hội
- Câu 8 : Nội dung nào sau đây không thuộc tình hình chung các nước Đông Nam Á cuối TK XIX – đầu TK XX?
A Đều trở thành thuộc địa ở thực dân phương Tây (trừ Xiêm).
B Nhiều cuộc đấu tranh giành chính quyền nổ ra liên tục, rộng khắp.
C Xuất hiện khuynh hướng đấu tranh mới – khuynh hướng vô sản.
D Các cuộc đấu tranh đều thất bại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8