- Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển đ...
- Câu 1 : Vũ trụ là:
A Khoảng không gian vô tận chứa các hành tinh
B Khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà
C Khoảng không gian xác định chứa các thiên hà
D Khoảng không gian xác định chứa các hành tinh
- Câu 2 : Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời ở trung tâm cùng với:
A 8 hành tinh, các vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi và các thiên hà
B 9 hành tinh cùng các vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi và các chất khí
C 8 hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí
D Tập hợp của các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà
- Câu 3 : Các hành tinh trong hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ:
A Tây sang Đông
B Đông sang Tây
C Bắc đến Nam
D Nam đến Bắc
- Câu 4 : Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt Trời:
A Thứ nhất
B Thứ hai
C Thứ ba
D Thứ tư
- Câu 5 : Trái Đất có sự sống vì:
A Có khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời
B Trái Đất tự quay quanh trục
C Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời
D Trái Đất có dạng hình cầu
- Câu 6 : Hệ quả nào sau đây không phải là hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
A Ngày đêm luân phiên
B Các mùa trong năm
C Giờ trên Trái Đất
D Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Câu 7 : Đường kinh tuyến đổ ngày đi qua:
A Ấn Độ Dương
B Đại Tây Dương
C Châu Đại Dương
D Thái Bình Dương
- Câu 8 : Khi đi từ Đông sang Tây qua kinh tuyến đổi ngày, cần:
A Tăng thêm 1 ngày lịch
B Lùi lại 1 ngày lịch
C Tăng thêm 2 ngày lịch
D Lùi lại 2 ngày lịch
- Câu 9 : Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là:
A Vòng cực
B Chí tuyến
C Xích đạo
D Hai cực
- Câu 10 : Giờ địa phương được xác định dựa vào:
A Chuyển động của Trái Đất
B Vị trí của Mặt Trăng
C Giờ ở kinh tuyến 0o
D Độ cao của Mặt Trời so với đường chân trời
- Câu 11 : Phát biểu nào sau đây đúng với Trái Đất trong hệ Mặt Trời:
A Trái Đất quay quanh trục sau đó chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời
B Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, sau đó tự quay quanh trục
C Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời
D Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục và tự quay xung quanh Mặt Trời
- Câu 12 : Trên Trái Đất có1 nửa là ngày và và 1 nửa đêm là nhờ vào:
A Trái Đất tự phát sáng một nửa, còn một nửa không tự phát sáng.
B Trái Đất hình khối cầu quay xung quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng
C Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ, Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất
D Trái Đất hình khối cầu tự quay quanh trục và được Mặt Trời chiếu sáng
- Câu 13 : Múi giờ có đường chuyển ngày quốc tế chạy qua là múi giờ số:
A 9
B 10
C 11
D 12
- Câu 14 : Khi Trái Đất tự quay quanh trục, những điểm nào sau đây của Trái Đất có vận tốc dài bằng không?
A Xích đạo và cực Bắc
B Cực Bắc và cực Nam
C Cực Bắc và chí tuyến
D Xích đạo và cực Nam
- Câu 15 : Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ Mặt Trời:
A Trong hệ Mặt Trời, chỉ có Mặt Trời có khả năng tự phát sáng
B Trong hệ Mặt Trời, các thiên thể đều tự phát sáng trừ Trái Đất
C Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất nhận ánh sáng từ Mặt Trời và Mặt Trăng
D Tất cả các thiên thể trong hệ Mặt Trời đều không tự phát sáng, chỉ nhận ánh sáng từ vũ trụ.
- Câu 16 : Bề mặt Trái Đất luôn có 1 nửa là ngày 1 nửa là đêm nguyên nhân là do:
A Trái Đất tự quay quanh trục
B Trục Trái Đất luôn nghiêng không đổi phương trong suốt quá trình chuyển động
C Trái Đất có dạng hình khối cầu
D Trái Đất thực hiện đồng thời cả 2 chuyển động.
- Câu 17 : Ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ thấy độ cao Mặt Trời khác nhau nên có giờ khác nhau, nguyên nhân là do:
A Trái Đất tự quay quanh trục
B Trái Đất luôn nghiêng
C Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời
D Trái Đất có dạng hình khối cầu
- Câu 18 : Bề mặt Trái Đất được chia ra là
A 12 múi giờ, mỗi múi rộng 15o kinh tuyến
B 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15o kinh tuyến
C 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30o kinh tuyến
D 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30o kinh tuyến
- Câu 19 : Nguyên nhân nào sau đây không sinh ra lực Coriolit:
A Trái Đất tự quay quanh trục
B Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông
C Vận tốc dài ở các vĩ tuyến khác nhau do Trái Đất hình cầu
D Do chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
- Câu 20 : Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo:
A Biên giới quốc gia
B Vị trí của thủ đô
C Kinh tuyến giữa
D Điểm cực Đông
- Câu 21 : Lí do nào sau đây làm cho đường chuyển ngày quốc tế không đi qua lục địa:
A Để cho mỗi nước không có 2 ngày lịch trong cùng một thời gian
B Để cho mỗi nước không có 2 giờ khác nhau trong cùng một lúc
C Để cho mỗi quốc gia có cùng chung một ngày lịch ở 2 địa điểm
D Để cho mỗi quốc gia có 2 ngày lịch ở cùng một thời gian.
- Câu 22 : Liên bang Nga sử dụng tới 11 múi giờ khác nhau, nguyên nhân là do:
A Lãnh thổ trải rộng theo chiều ngang
B Nằm ở bán cầu Bắc
C Có nhiều dân tộc khác nhau
D Có đường biên giới quốc gia kéo dài
- Câu 23 : Trên bề mặt Trái Đất, vật thể bị lệch hướng chuyển động là do
A Sức hút của Trái Đất
B Lực Coriolit tác động
C Trái Đất tự quay
D Sức hút của Mặt Trời
- Câu 24 : Lực Coriolit làm cho một vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất:
A Giảm tốc độ
B Tăng tốc độ
C Chuyển động ngược hướng
D Bị lệch hướng chuyển động
- Câu 25 : Khi giờ GMT là 0 giờ thì Hà Nội đang là:
A 5 giờ
B 6 giờ
C 7 giờ
D 8 giờ
- Câu 26 : Khi giờ GMT đang là 23 giờ ngày 4/7 thì ở Hà Nội đang là:
A 6 giờ ngày 4/7
B 6 giờ ngày 5/7
C 7 giờ ngày 4/7
D 7 giờ ngày 5/7
- Câu 27 : Nơi nào trên thế giới đón giao thừa sớm nhất:
A Thủ đô Luân Đôn của nước Anh.
B Các quốc gia nằm ở Tây bán cầu
C Các quốc gia nằm ở Đông bán cầu
D Các quốc gia nằm ở bán cầu đông, dọc theo kinh tuyến đổi ngày
- Câu 28 : Theo quy định, những người sống ở múi giờ nào sẽ chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất:
A Múi giờ số 0
B Múi giờ số 6
C Múi giờ số 12
D Múi giờ số 18
- Câu 29 : Bề mặt Trái Đất được chia ra làm:
A 12 múi giờ, mỗi múi rộng 15o kinh tuyến
B 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15o kinh tuyến
C 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30o kinh tuyến
D 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30o kinh tuyến
- Câu 30 : Trên bề mặt Trái Đất, một vật bị lệch hướng chuyển động là do:
A Sức hút của Trái Đất
B Lực Coriolit tác động
C Trái Đất tự quay
D Sức hút của Mặt Trời
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập chương I
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 9 Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 42 Môi trường và sự phát triển bền vững
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 38 Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 34 Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới