- Một số quy luật của lớp vỏ địa lí
- Câu 1 : Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do:
A Ngoại lực và con người.
B Nội lực và ngoại lực.
C Vũ trụ và con người
D Nội lực và vũ trụ.
- Câu 2 : Trước khi sử dụng bất kì lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ:
A Địa hình và khí hậu.
B Địa hình và nguồn nước.
C Sinh vật và thổ nhưỡng.
D Toàn bộ điều kiện địa lí.
- Câu 3 : Biểu hiện không phải của quy luật địa đới là:
A Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
B Sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
C Sự hình thành các đới khí hậu trên Trái Đất
D Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao
- Câu 4 : Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do:
A Ngoại lực.
B Nội lực.
C Địa hình.
D Đại dương.
- Câu 5 : Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa ô là:
A Dạng hình cầu của Trái Đất.
B Sự giảm nhiệt độ theo chiều đối lưu.
C Sự phân bố đất liền và đại dương.
D Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
- Câu 6 : Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là:
A Xuống hết lớp vỏ phong hóa
B Xuống hết tầng badan
C Xuống hết tầng trầm tích
D Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và lớp Manti
- Câu 7 : Thành phần cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất ở lục địa là:
A Đất và lớp vỏ phong hóa
B Sinh quyển, thủy quyển
C Các tầng đá
D Đá và lớp Manti trên
- Câu 8 : Tính địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo:
A Vĩ độ
B Kinh độ
C Độ cao
D Độ dốc
- Câu 9 : Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí?
A Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập, tác động lẫn nhau.
B Chiều dày từ 30 – 35km, trùng với giới hạn của sinh quyển.
C Chỉ chịu sự chi phối của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
D Thành phần vật chất tồn tại ở cả ba trạng thái rắn, lỏng, khí.
- Câu 10 : Loại gió nào sau đây không biểu hiện quy luật địa đới:
A Gió Mậu dịch.
B Gió Tây ôn đới.
C Gió Đông cực
D Gió phơn.
- Câu 11 : Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới trên Trái Đất là do:
A Sự chênh lệch về góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng
B Dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời
C Sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo mùa
D Sự phân bố xen kẽ lục địa – đại dương
- Câu 12 : Biểu hiện không đúng với quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là:
A Lượng mưa tăng làm tăng tốc độ dòng chảy sông ngòi và tăng quá trình xói mòn.
B Phá rừng làm đất bị xói mòn nhiều hơn, lũ lụt thường xuyên hơn.
C Xây hồ thủy điện làm mất nơi cư trú và nguồn thức ăn của các loài động vật.
D Càng lên vĩ độ cao, lượng bức xạ Mặt Trời càng giảm.
- Câu 13 : Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớpvỏ địa lí thường không có đặc điểm nào:
A Xâm nhập và tác động lẫn nhau
B Phụ thuộc và quy định lẫn nhau
C Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau
D Tồn tại và phát triển độc lập
- Câu 14 : Nguồn gốc của các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí thường là từ:
A Nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất
B Năng lượng bức xạ Mặt Trời
C Năng lượng do sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng
D Năng lượng phóng xạ Trái Đất
- Câu 15 : Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động không mong muốn nào?
A Điều tiết lũ ở hạ lưu
B Cung cấp nước tưới
C Giảm diện tích rừng
D Điều hòa khí hậu
- Câu 16 : Các loại đất phân bố từ xích đạo về cực lần lượt là:
A Feralit, đỏ vàng cận nhiệt, potdon, đài nguyên
B Đỏ vàng cận nhiệt, feralit, potdon, đài nguyên
C Potdon, đỏ vàng cận nhiệt, nâu xám, đài nguyên
D Feralit, đỏ vàng cận nhiệt, đài nguyên, băng tuyết
- Câu 17 : Nhân tố tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ của tự nhiên hiện nay là:
A Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu
B Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
C Ô nhiễm nguồn nước trong các biển và đại dương
D Các tai biến thiên nhiên: động đất, núi lửa
- Câu 18 : Thảm thực vật nào dưới đây không hình thành theo quy luật địa đới:
A Rừng lá kim ở Liên Bang Nga
B Rừng nhiệt đới ẩm ở Việt Nam
C Rừng đỗ quyên ở Việt Nam
D Thảo nguyên vùng Trung Á
- Câu 19 : Ở Việt Nam, vùng núi Hoàng Liên Sơn có thảm thực vật ôn đới núi cao giống các nước ôn đới là biểu hiện của quy luật địa lí nào?
A Thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
B Quy luật địa đới
C Quy luật địa ô
D Quy luật đai cao
- Câu 20 : Theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi con người phá rừng, thành phần địa lí chịu tác động đầu tiên là:
A Khí quyển
B Sinh quyển
C Thổ nhưỡng
D Thủy quyển
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập chương I
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 9 Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 42 Môi trường và sự phát triển bền vững
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 38 Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 34 Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới