Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT...
- Câu 1 : Ở một quần thể sinh vật sau nhiều thế hệ sinh sản, thành phần kiểu gen vẫn được duy trì không đổi là: 0,36AABB : 0,48AAbb : 0,16aabb. Hãy chọn kết luận đúng?
A Đây là quần thể giao phối ngẫu nhiên.
B Quần thể tự phối hoặc quần thể sinh sản vô tính.
C Quần thể đang cân bằng về di truyền
D Quần thể có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
- Câu 2 : Trong một gen có 1 bazơ timin trở thành dạng hiếm (T*) thì sẽ gây đột biến thay cặp A – T thành cặp G – X theo sơ đồ:
A A - T* → T* - X → G - X
B A - T* → G - T* → G – X
C A - T* → T* - G → G – X
D A - T* → A - G → G – X
- Câu 3 : Ở một loài côn trùng đem lai F1 có cánh dài, mỏng với cá thể chưa biết kiểu gen thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình:9 con cánh dài, mỏng.4 con cánh ngắn, dày.6 con cánh dài, dày.1 con cánh ngắn, mỏng.Biết một gen quy định một tính trạng cánh mỏng trội hơn so với cánh dày. Sự di truyền của hai tính trạng tuân theo quy luật:
A Liên kết hoàn toàn
B Tương tác gen
C Hoán vị gen
D Phân li
- Câu 4 : Trong kĩ thuật cấy gen bằng cách dùng plasmit làm thể truyền, vi khuẩn E.coli được sử dụng làm thể nhận là vì E.coli có các đặc điểm:1.Sinh sản nhanh. 2. Dễ nuôi trong ống nghiệm.3.Không loại bỏ plasmit tái tổ hợp 4. Không gây hại cho môi trường.
A 1,2
B 1,3
C 1,2,3
D 2,3,4
- Câu 5 : Trong phép lai một cặp tính trạng khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở thể hệ F2, MenĐen đã nhận biết được điều gì.
A cá thể F2 có kiểu gen giống P: cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
B cá thể F2 có kiểu gen giống P: cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
C 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau.
D F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1.
- Câu 6 : Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật, sinh vật bắt đầu di cư lên cạn từ kỉ nào sau đây
A Kỉ Đệ Tam
B Kỉ Đê Vôn
C Kỉ Các Bon
D Kỉ Silua
- Câu 7 : Có 4 dòng ruồi giấm khác nhau với các đoạn nhiễm sắc thể số 2 là:(1) : A B F E D C G H I K 2) : A B C D E F G H I K(3) :A B F E H G I D C K (4) : A B F E H G C D I KNếu dòng 3 là dạng gốc sinh ra các dạng kia do đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể thì cơ chế hình thành các dạng đó là:
A (2) → (1) → (4) → (3)
B (1) → (2) → (3) → (4)
C (3) → (2) → (1) → (4)
D (3) → (4) → (1) → (2)
- Câu 8 : Vào kì đầu của giảm phân I sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa hai cromatit thuộc cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng sẽ gây ra:1. Đột biến lặp đoạn NST. 2. Đột biến chuyển đoạn NST.3. Đột biến mất đoạn NST. 4. Đột biến đảo đoạn NST.Phương án đúng?
A 2,4
B 2,3
C 1,2
D 1,3
- Câu 9 : Xu hướng tỉ lệ kiểu gen dị hợp ngày càng giảm, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở:
A Quần thể sinh sản vô tính.
B Quần thể giao phối ngẫu nhiên
C Mọi quần thể sinh vật.
D Quần thể tự phối.
- Câu 10 : Thế hệ xuất phát của một quần thể giao phối ngẫu nhiên có 16 cá thể AA, 48 cá thể Aa. Nếu kiểu hình aa đều bị chết ở giai đoạn phôi thì ở thế hệ F2 tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ trưởng thành là:
A
B
C
D
- Câu 11 : Ở người A- phân biệt được mùi vị trội hoàn toàn so với a- không phân biệt được mùi vị. Nếu trong cộng đồng người tần số a = 0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó có 2 con trai phân biệt được mùi vị và một con gái không phân biệt được mùi vị là:
A 52%
B 1,97%
C 9,44%
D 1,72%
- Câu 12 : Gen A nằm trên nhiễm sắc thể số 1 có 3 alen, gen B nằm trên nhiễm sắc thể số 5 có 6 alen. Nếu các alen đều trội hoàn toàn so với các alen khác thì số loại kiểu hình tạo ra là:
A 3
B 18
C 126
D 72
- Câu 13 : Ở sinh vật nhân chuẩn đột biến nào sau đây luôn luôn là đột biến trung tính
A Xảy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn intron.
B Xảy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn exon.
C Xảy ra ở vùng điều hòa của gen.
D Xảy ra ở vùng kết thúc của gen.
- Câu 14 : Một đoạn mạch số 1 của gen có -5’ATTTGGGX XXGAGGX3’-. Đoạn gen này có
A 30 cặp nucleotit
B 40 liên kết hiđrô
C Tỉ lệ
D 30 liên hết hóa trị.
- Câu 15 : Cho hai cây P đều dị hợp về hai cặp gen lai với nhau thu được F1 có 600 cây trong đó có 90 cây có kiểu hình mang hai tính lặn. Kết luận đúng là:
A Một trong hai cây P xảy ra hoán vị gen với tần số 40% cây P còn lại liên kết hoàn toàn.
B Hai cây P đều liên kết hoàn toàn.
C Một trong hai cây P có hoán vị gen với tần số 30% và cây P còn lại liên kết gen hoàn toàn.
D Hai cây P đều xảy ra hoán vị gen với tần số bất kì.
- Câu 16 : Cho phép lai AaBbDd x aaBbdd. Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Ở đời F1 kiểu hình A-B-dd chiếm tỉ lệ:
A 18,75%
B 6,25%
C 25%
D 12,5%
- Câu 17 : Lai ruồi cái thuần chủng mắt màu da cam với ruồi đực mắt da cam, người ta thu được toàn bộ ruồi giấm F1 có mắt màu đỏ và F2 phân li: 3 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái da cam : 3 ruồi đực mắt đỏ : 5 ruồi đực da cam. Sơ đồ lai phù hợp với P là:
A bbXAXA x BBXaY
B AAbb x AaBB
C Aabb x aabb
D BBXAXA x bbXAY
- Câu 18 : Điều nhận xét nào sau đây không đúng?
A Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của cơ thể sinh vật.
B Đột biến lặp đoạn thường làm tăng cường độ hoặc giảm bớt biểu hiện của tính trạng.
C Đột biến chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác.
D Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
- Câu 19 : Một quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc di truyền ở thế hệ ban đầu là:P: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1. Giả sử từ thế hệ này trở đi chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn kiểu hình aa khi vừa mới sinh ra. Xác định tần số tương đối của các alen A của quần thể sau 9 thế hệ là:
A p = 0,94
B p = 0,06
C p = 0,92
D p = 0,08.
- Câu 20 : Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định. Xác suất để đứa con của cặp vợ chồng số 14 và 15 chỉ bị một bệnh trong hai bệnh nói trên là bao nhiêu?
A
B
C
D
- Câu 21 : Nếu các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ, phép lai AaBbCcDdEe x aaBbccDdee cho F1 có kiểu hình lặn cả về 5 gen chiếm tỉ lệ:
A
B
C
D
- Câu 22 : Biện pháp nào sau đây không nhằm mục đích tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống:
A Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hóa học.
B Sử dụng kĩ thuật di truyền để chuyển gen.
C Loại bỏ những cá thể không mong muốn.
D Tiến hành lai hữu tính giữa các giống khác nhau.
- Câu 23 : Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã của sinh vật nhân chuẩn mà không có ở phiên mã ở sinh vật nhân sơ.
A Chỉ có mạch gốc của gen được dùng để làm khuôn để tổng hợp ARN.
B Sau phiên mã, phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron.
C Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
D Chịu sự điều khiển của hệ thống điều hòa phiên mã.
- Câu 24 : Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội gen A và B cùng nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen trên nhiễm sắc thể Y, trong đó gen A có 5 alen, gen B có 7 alen. Trong quần thể sẽ có tối đa số loại kiểu gen:
A 420
B 1330
C 630
D 665
- Câu 25 : Một gen tổng hợp một phân tử protein có 498 aa, trong gen có tỉ lệ A/G = . Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G = 66,85%. Đây là đột biến:
A Thay thế hai cặp A – T ở hai bộ ba kế tiếp bằng hai cặp G – X.
B Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.
C Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
D Thay thế hai cặp G – X ở hai bộ ba kế tiếp bằng hai cặp A – T.
- Câu 26 : Dùng cônsixin để xử lý các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:
A 1AAAA : 8AAAa : 8AAaa : 18Aaaa : 1aaaa
B 1AAAA : 18AAAa : 8AAaa : 8Aaaa : 1aaaa
C 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa
D 8AAAa : 18AAaa : 1AAAA : 8Aaaa : 1aaaa
- Câu 27 : Xét 4 cặp gen trên 4 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Bố dị hợp 3 cặp, 1 cặp đồng hợp của mẹ thì ngược lại. Số kiểu giao phối có thể xảy ra:
A 256
B 16
C 32
D 128
- Câu 28 : Các cặp tính trạng di truyền phân li độc lập với nhau khi:
A Các cặp gen qui định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B Các cặp tính trạng di truyền trội lặn hoàn toàn và số cá thể đem phân tích phải đủ lớn.
C Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
D Mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng và di truyền trội lặn hoàn toàn.
- Câu 29 : Theo mô hình Operon Lac nếu có một đột biến mất một đoạn AND thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc mất khả năng phiên mã
A Đột biến làm mất gen điều hòa
B Đột biến làm mất một gen cấu trúc
C Đột biến làm mất vùng vận hành
D Đột biến làm mất vùng khởi động.
- Câu 30 : Ở một loài động vật cho cơ thể có kiểu gen Dd . Biết tần số trao đổi chéo A và B là 10%, tần số trao đổi chéo giữa E và h là 20%. Khi cơ thể trên phát sinh giao tử AB d EH chiếm tỉ lệ % là bao nhiêu? Và cho cơ thể bên tự thụ phấn thì tỉ lệ % cây có ít nhất một tính trạng trội là:
A 5,5% và 99,49%
B 2,25% và 99,949%
C 5,5% và 0,050625%
D 2,25% và 0,050625%
- Câu 31 : Ở loài đậu thơm sự có mặt của hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen qui định màu hoa đỏ các tổ hợp gen khác sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau cho cây dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn sẽ thu được kết quả nhân tính ở F2:
A 13 hoa đỏ : 3 hoa trắng.
B 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng.
C 15 hoa đỏ : 1 hoa trắng
D 3 hoa đỏ : 13 hoa trắng.
- Câu 32 : Đưa gen vào hợp tử để tạo động vật chuyển gen bằng cách1. Vi tiêm 2. Cấy nhân có gen đã cải biến. 3. Dung hợp tế bào trần. 4. Dùng súng bắn gen.Phương án đúng là:
A 1.2
B 1.3
C 2.3
D 2.4
- Câu 33 : Cơ quan nào sau đây tương đồng với tay người
A Cánh chim
B Cánh bướm
C Cánh côn trùng
D Vây ngực của cá chép
- Câu 34 : Quá trình nào sau đây không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm phát sinh đột biến gen
A Dịch mã tổng hợp protein
B Tự nhân đôi của AND
C Phiên mã tổng hợp ARN.
D Cả ba quá trình trên.
- Câu 35 : Đối với y học di truyền học có vai trò
A Tìm hiểu nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị cho một số bệnh tật di truyền bẩm sinh trên người.
B Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân chuẩn đoán và dự phòng cho một số bệnh di truyền và một số các dị tật bẩm sinh trên người.
C Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và chuẩn đoán cho một số bệnh di truyền và một số bệnh tật bẩm sinh trên người.
D Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế một số bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến.
- Câu 36 : Trứng cá hồi bắt đầu phát triền ở 00C. Nếu nhiệt độ nước tăng dần đến 20C thì sau 205 ngày trứng mới nở thành cá con. Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển từ trứng đến cá con
A 410 độ/ngày
B 210 độ/ngày
C 320 độ/ngày
D 108 độ/ngày
- Câu 37 : Cây hạt kín xuất hiện vào kỉ, đại nào dưới đây?
A Kỉ phấn trắng thuộc đại Trung sinh.
B Kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.
C Kỉ jura thuộc đại Trung sinh.
D Kỉ than đá thuộc đại Cổ sinh.
- Câu 38 : Xét các nhân tố tiến hóa1. Đột biến 2. Giao phối không ngẫu nhiên 3. CLTN 4. Các yếu tố ngẫu nhiên 5. Di nhập gen.Các nhân tố làm thay đổi tần số của các alen không theo một hướng xác định là:
A 1,2,3,4,5
B 1,3,4,5
C 1,4,5
D 1,2,3
- Câu 39 : Theo Dacuyn kết quả của CLTN sẽ dẫn tới
A Xuất hiện biến dị cá thể trong quá trình sinh sản hữu tính.
B Phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài.
C Hình thành các nhóm sinh vật thích nghi với môi trường.
D Phân hóa khả năng sinh sản của những cá thể trong thích nghi nhất
- Câu 40 : Khi các cá thể của một quần thể giao phối lưỡng bội tiến hành giảm phân hình thành giao tử. Ở một số tế bào sinh giao tử giảm phân 1 diễn ra hoàn toàn bình thường nhưng giảm phân 2 có một nhiễm sắc thể kép thuộc cặp nhiễm sắc thể thường không phân li. Sự tổ hợp tự do giữa các giao tử trong quần thể sẽ tạo ra các kiểu tổ hợp giao tử là
A 2n, 2n + 1 + 1, 2n + 1 và 2n + 2.
B 2n, 2n – 1 – 1, 2n – 1 và 2n – 2
C 2n, 2n + 1, 2n + 2, 2n – 1 và 2n – 2
D 2n, 2n + 1 + 1, 2n + 1, 2n – 1 – 1 và 2n – 1.
- Câu 41 : Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau.2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau.6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.Phương án đúng là:
A 1,3,5,6
B 1,2,5,6
C 1,2,3,5,6
D 1,2,4,3 ,5,6
- Câu 42 : Một quần thể có thành phần kiểu gen 30%AA : 70% aa, sau nhiều thế hệ thành phần kiểu gen cũng không thay đổi. Kết luận nào sau đây không đúng?
A Quần thể này có tính đa hình về di truyền rất thấp.
B Đây là quần thể của một loài tự phối hoặc loài sinh sản vô tính.
C Khi điều kiện sống thay đổi quần thể này dễ bị tuyệt chủng.
D Đây là quần thể của một loài giao phối.
- Câu 43 : Ở một vùng biển năng lượng chiếu xuống mặt nước đạt 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo Silic chỉ đồng hóa được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác được 40% năng lượng tích lũy trong tảo, còn cá ăn giáp xác khai thác được 0,0015% năng lượng của giáp xác. Tính hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng:
A 0,018%
B 0,00018%
C 0,0018%
D 0,000018%
- Câu 44 : Khi đi từ vùng cực đến vùng xích đạo, cấu trúc về thành phần loài của quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài trong đó và một số đặc tính sinh học quan trọng khác sẽ thay đổi. Điều nào dưới đây là sai?
A Các cá thể thành thục sinh dục sớm hơn.
B Số lượng loài trong quần xã tăng lên
C Kích thước của các quần thể giảm đi.
D Quan hệ sinh học giữa các loài trong quần xã bớt căng thẳng.
- Câu 45 : Sự thích nghi của động vật hằng nhiệt đới với điều kiện khô nóng được thể hiện là
A Giảm tuyến mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc.
B Tăng tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc.
C Giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc.
D Tăng tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào buổi sáng.
- Câu 46 : Cho quả bí tròn lai với quả bí tròn được F1 đồng loạt bí quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn, F2 có 56,25% quả dẹt : 37,5% quả tròn : 6,25% quả dài. Kết luận nào sau đây không đúng?
A Tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen qui định.
B Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ.
C Có hiện tượng di truyền liên kết gen
D Đời F2 có 16 kiểu tổ hợp các giao tử.
- Câu 47 : Nguyên nhân dẫn tới mỗi alen phân li về một giao tử là:
A Do các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
B Do các gen nhân đôi thành các cặp alen.
C Do trong tế bào gen tồn tại theo cặp alen.
D Do các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng phân li về hai cực tế bào.
- Câu 48 : Từ một quần thể thực vật ban đầu sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là: 0,525AA : 0,05Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, tính theo lí thuyết thành phần kiểu gen của P là:
A 0,35AA : 0,4Aa : 0,25aa.
B 0,375AA : 0,4Aa : 0,225aa.
C 0,25AA : 0,4Aa : 0,35aa
D 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen