Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - Trường THPT Yê...
- Câu 1 : Cao su được trồng nhiều nhất ở
A Trung du và miền núi Bắc Bộ
B Duyên hải Nam Trung Bộ.
C Tây Nguyên
D Đông Nam Bộ
- Câu 2 : Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2006 vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là:
A Đồng bằng sông Hồng
B Tây Bắc.
C Đông Nam Bộ.
D Đồng bằng sông Cửu Long
- Câu 3 : Lực lượng lao đông từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi.(Đơn vị: nghìn người) Năm 2013 tỉ lệ lao động từ 15-24 tuổi ở nước ta là:
A 63,3%
B 25,2%.
C 20,4%
D 14,86%
- Câu 4 : Trong nội bộ khu vực 2 đang có xu hướng chuyển dịch tích cực để:
A Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B Giải quyết việc làm, tăng thu nhập người dân.
C Phù hợp với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
D Thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15: tỉ lệ dân số thành thị và tỉ lệ dân số nông thôn nước ta năm 2007 là:
A 23,37 triệu người và 61,8 triệu người.
B 23,37 triệu và 72,6%.
C 27,4% và 72,6%.
D 61,8 triệu người và 27,4%.
- Câu 6 : Trong những năm gần đây tốc độ tăng dân số nước ta đã chậm lại là do:
A Tỉ lệ sinh giảm nhanh.
B Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm do kết quả cuả việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
C Số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.
D Tỉ lệ tử có xu hướng tăng lên
- Câu 7 : Ở nước ta gió Tín Phong hoạt động mạnh:
A từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
B thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió ( gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông)
C từ tháng 5 đến tháng 10.
D suốt cả năm.
- Câu 8 : Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi nước ta phụ thuộc chặt chẽ yếu tố.
A Hình thức chăn nuôi.
B Cơ sở nguồn thức ăn.
C Thị trường tiêu thụ
D Cơ sở công nghiệp chế biến
- Câu 9 : Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm:
A Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
B Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.
C Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.
D Khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất
- Câu 10 : Sau khi nước ta gia nhập WTO, thành phần kinh tế nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất:
A Kinh tế nhà nước
B Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C Kinh tế tư nhân
D Kinh tế cá thể
- Câu 11 : Căn cứ vào trang 15, Atlat Địa lí Việt Nam: hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:
A Biên Hòa, Vũng Tàu
B Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
C TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu
D TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa
- Câu 12 : Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (tỉ đồng) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta 1995-2010.
A Biểu đồ đường.
B Biểu đồ cột chồng
C Biểu đồ tròn
D Biểu đồ miền
- Câu 13 : Điểm nào sau đây không phải là hậu quả của sự phân bố dân cư không đều?
A Gây trở ngại cho việc giảm gia tăng dân số.
B Gây tình trạng sử dụng lao động lãng phí, không hợp lí giữa các vùng.
C Gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên ở nơi ít lao động.
D Gây sức ép đến tài nguyên, môi trường ở nơi đông dân.
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19: giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 của nước ta là (tỉ đồng):
A 29, 536
B 29536
C 85389
D 25571
- Câu 15 : Hai vịnh biển lớn trong biển Đông ở nước ta là:
A vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
B Vịnh Bắc Bộ, vịnh Cam Ranh
C Vịnh Thái Lan, vịnh Cam Ranh.
D Vịnh Bắc Bộ,vịnh Đà Nẵng.
- Câu 16 : Đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền.
A Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc.
B Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
C Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.
D Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng.
- Câu 17 : Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 – 2005 (nghìn tấn)Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?
A Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện.
B Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995.
C Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần.
D Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành.
- Câu 18 : Đây là đặc điểm của các cao nguyên Mơ Nông, Bảo Lộc, Di Linh
A Cấu tạo chủ yếu bởi đất xám phù sa cổ.
B Có độ cao trên 800m.
C Cấu tạo chủ yếu bởi đá ba dan
D Cấu tạo chủ yếu bởi đá vội.
- Câu 19 : Điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh nào?
A Lạng Sơn.
B Lai Châu.
C Hà Giang
D Điện Biên.
- Câu 20 : Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta :
A Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.
B Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.
C Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
D Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Câu 21 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam cho biết: đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông:
A Đà Rằng.
B Mã – Chu
C Thu Bồn.
D Cả.
- Câu 22 : Địa hình: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi là đặc điểm cuả vùng núi:
A Trường Sơn Bắc.
B Đông Bắc
C Trường Sơn Nam
D Tây Bắc.
- Câu 23 : Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do :
A Loài người định cư khá sớm.
B Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
C Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
D Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.
- Câu 24 : Cho bảng số liệu sau : NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên:
A Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm ở nước ta thấp.
B Nhiệt độ trung bình của các địa điểm trong tháng 1 thấp hơn tháng 7.
C Nhiệt độ trung bình của các địa điểm trong tháng 7 cao.
D Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm ở nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Câu 25 : Theo số liệu thống kê năm 2006, số dân nước ta là:
A 83,4 triệu người.
B 82,6 triệu người.
C 84,15 triệu người.
D 81,5 triệu người.
- Câu 26 : Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố của một số cây công nghiệp:
A Cây cà phê phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
B Cây cao su phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, trung du miền núi Bắc Bộ
C Cây chè phân bố chủ yếu ở trung du miền núi Bắc Bộ, tỉnh Lâm Đồng
D Cây dừa trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 27 : “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” ( Mưa Xuân, Nguyễn Bính)Thời tiết “mưa xuân” được nhắc đế trong câu thơ trên diễn ra ở................, vào thời kì................., do ảnh hưởng.............
A Miền Bắc, nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông đi lệch hướng ra biển.
B Miền Bắc, nửa đầu mùa đông, gió Tín phong.
C Ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ, nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông đi lệch hướng ra biển.
D Cả nước, nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông.
- Câu 28 : cho bảng số liệuTỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỈ SUẤT TỬ THÔ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1979-2006(Đơn vị: ‰) Biểu đồ phù hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979-2006 là:
A Biểu đồ cột.
B Biểu đồ đường.
C Biểu đồ miền đặc biệt
D Biểu đồ tròn.
- Câu 29 : Cho bảng số liệu sau: Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006Nhận xét nào không đúng:
A Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng là 1.225 người/km2.
B Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng cao gấp 5 lần của Đông Nam Bộ.
C Mật độ dân số theo thứ tự giảm dần là: Đồng bằng sông Hồng ,Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
D Mật độ dân số của Đông Nam Bộ là 511 người/km2.
- Câu 30 : Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ?
A Thú lớn (Voi, hổ, báo,...).
B Trăn, rắn, cá sấu
C Thú có lông dày (gấu, chồn,...).
D Thú có móng vuốt
- Câu 31 : Điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực 1.
A Giảm tỉ trọng các cây công nghiệp lâu năm.
B Giảm cây lương thực, tăng cây công nghiệp.
C Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi.
D Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản.
- Câu 32 : Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm 2005, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là:
A Chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp.
B Trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp.
C Dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt.
D Chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)