Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT chuy...
- Câu 1 : Theo Men Đen, nội dung của quy luật phân li là:
A Mỗi nhân tố di truyền(gen) của cặp phân li về giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền( alen) của bố hoặc mẹ.
B . F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội:1 lặn.
C F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen vơíi tỉ lệ 1: 2:1.
D Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
- Câu 2 : Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu do yếu tố nào sau đây?
A
Chuyển đổi giới tính trong quá trình phát sinh cá thể.
B Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong cơ thể.
C Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài cơ thể.
D Cơ chế nhiễm sắc thể giới tính
- Câu 3 : Gen là một đoạn của phân tử ADN
A mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
B mang thông tin di truyền của các loài.
C mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
D chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
- Câu 4 : Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể.
A Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
B Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều di truyền tế bào chất.
C Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều di truyền tế bào chất.
D Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.
- Câu 5 : Men Đen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiẹm của mình để:
A Xác định các cá thể thuần chủng
B Kiểm tra giả thuyết nêu ra
C Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
D Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.
- Câu 6 : Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn?
A Vì nhiễm sắc thể X mang nhiều gen hơn nhiễm sắc thể Y.
B Vì nhiễm sắc thể X có đoạn mang gen còn Y thì không có gen tương ứng.
C Vì nhiễm sắc thể X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng.
D Vì nhiễm sắc thể X dài hơn nhiễm sắc thể Y.
- Câu 7 : Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào?
A Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
B Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen.
C Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
D Bất kì loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
- Câu 8 : Ở người gen A qui định mắt đen trội so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh.
A Mẹ mắt đen(AA) x Bố mắt xanh(Aa).
B Mẹ mắt xanh(Aa) x Bố mắt đen (AA).
C Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt đen (AA).
D Mẹ mắt đen(Aa) x Bố mắt đen (Aa).
- Câu 9 : Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50%
A Các gen có xu hướng không kiên kết với nhau.
B Các gen có xu hướng kiên kết là chủ yếu.
C Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 crômatit của cặp tương đồng.
D Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo
- Câu 10 : Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình phiên mã, đó là vùng
A khởi động.
B vận hành.
C điều hoà.
D kết thúc.
- Câu 11 : Theo Men Đen, với n cặp gen di hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu gen được xác định theo công thức nào?
A Số lượng các loại kiểu gen là 2n.
B Số lượng các loại kiểu gen là 3n
C Số lượng các loại kiểu gen là 4n.
D Số lượng các loại kiểu gen là 5n.
- Câu 12 : Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây:♂ AABbCcdd x ♀ aabb Cc DdCác cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố là:
A 9/16
B 4/16
C 3/16
D 1/16
- Câu 13 : Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến
A Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
D Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
- Câu 14 : Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là:
A Sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân
B Các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
C Sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
D Các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
- Câu 15 : Theo Men Đen , mỗi tính trạng của cơ thể do:
A Một cặp nhân tố di truyền quy định.
B Một nhân tố di truyền quy định.
C Hai nhân tố di truyền khác loại quy định
D Hai cặp nhân tố DT quy định.
- Câu 16 : Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Men Đen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu được di truyền độc lập vì:
A Tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
B F2 có 4 kiểu hình
C Tỷ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội: 1 lặn.
D F2 Xuất hiện các biến dị tổ hợp.
- Câu 17 : Sự di truyền kiểu hình liên kết với giới tính như thế nào?
A Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới .
B Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình khi đều hoặc không đều ở hai giới tính.
C Sự di truyền kiểu hình chỉ ở một giới tính.
D Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn không đồng đều ở hai giới tính.
- Câu 18 : Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen?
A 10 loại kiểu gen.
B 54 loại kiểu gen.
C 28 loại kiểu gen.
D 27 loại kiểu gen.
- Câu 19 : Cấu trúc nào sau đây có số lần cuộn xoắn nhiều nhất?
A sợi nhiễm sắc.
B crômatit ở kì giữa.
C sợi siêu xoắn.
D nuclêôxôm.
- Câu 20 : Kết quả lai thuận và lai nghịch ở F1và F2 giống nhau thì rút ra được kết luận: tính trạng bị chi phối bởi
A Gen nằm trên NST thường.
B Ảnh hưởng của giới tính.
C Gen nằm ở tế bào chất.
D Gen nằm trên NST giới tính.
- Câu 21 : Điều nào không đúng đối với việc xác định tần số hoán vị?
A Để xác định sự tương tác giữa các gen.
B Để xác định trình tự các gen trên cùng một NST.
C Để lập bản đồ di truyền NST.
D Để xác định khoảng cách giữa các gen trên cùng NST.
- Câu 22 : Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây là không đúng?
A Ở người : XX- nữ, XY- nam.
B Ở ruồi giấm: XX- đực, XY- cái.
C Ở gà: XX- trống, XY- mái
D Ở lợn: XX- cái, XY- đực.
- Câu 23 : Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó mỗi kiểu gen có một loại gen trội hoặc toàn gen lặn đều xác định cùng một kiểu hình, cho F2 có tỉ lệ kiểu hình là
A 13:3.
B 9: 3: 4.
C 9: 6: 1
D 9: 7.
- Câu 24 : Ý nghĩa thực tiễn của di truyền giới tính là gì?
A Điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể
B Phát hiện các yếu tố của môi trường ngoài ảnh hưởng đến giới tính.
C Phát hiện các yếu tố của môi trường trong ảnh hưởng đến giới tính.
D Phát hiện các gen trên NST giới tính.
- Câu 25 : Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A AaBbDDdEe và AaBbdEe.
B AaBbDddEe và AaBbDEe
C AaBbDDddEe và AaBbEe
D AaBbDddEe và AaBbdEe.
- Câu 26 : Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen nào?
A Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội.
B Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn.
C Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về một cặp gen.
D Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen.
- Câu 27 : Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái bị mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A XMXM x XmY
B XMXM x X MY.
C XMXm x X MY.
D XMXm x XmY.
- Câu 28 : Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
A 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.
B 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.
C 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.
D 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
- Câu 29 : Mức phản ứng là
A khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.
B tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
C khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường.
D mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
- Câu 30 : .Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
A phân li độc lập.
B iên kết không hoàn toàn.
C liên kết hoàn toàn.
D . tương tác gen.
- Câu 31 : ADN nhiễm sắc thể và ADN plasmit có chung đặc điểm nào sau đây
A Có khả năng tự nhân đôi.
B Có cấu trúc xoắn vòng.
C Nằm trong nhân tế bào.
D Có số lượng nuclêôtit như nhau.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen