Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - Sở GDĐT Vĩnh P...
- Câu 1 : “Lũ vào thu đông” là đặc điểm sông ngòi của miền thuỷ văn
A Nam Bộ.
B Đông Trường Sơn.
C Tây Nguyên.
D Bắc Bộ.
- Câu 2 : Cho biểu đồNhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng không sâu sắc.
B Mùa lũ sông Hồng trùng với mùa mưa.
C Tổng lưu lượng nước sông Hồng lớn.
D Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng sâu sắc.
- Câu 3 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, cho biết đỉnh núi hoặc dãy núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A Núi Mẫu Sơn.
B Núi Tam Đảo.
C Núi Tây Côn Lĩnh.
D Núi Lang Bian.
- Câu 4 : Ở nước ta, vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều cho vùng
A phía nam đèo Hải Vân.
B Đông Trường Sơn.
C Tây Nguyên và Nam Bộ.
D Nam Bộ.
- Câu 5 : Loại gió hoạt động thường xuyên ở nước ta là:
A Tín phong Bắc bán cầu.
B gió mùa Đông Bắc.
C gió mùa Đông Nam.
D gió mùa Tây Nam.
- Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây không phải của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A Gió phơn Tây Nam hoạt động ở vùng phía nam.
B Hướng núi chủ yếu là hướng vòng cung.
C Địa hình núi cao, trung bình chiếm ưu thế.
D Ảnh hưởng của khối khí lạnh phía bắc đã giảm sút.
- Câu 7 : Mưa phùn ở nước ta thường diễn ra
A vào đầu mùa đông ở đồng bằng và ven biển miền Bắc.
B vào nửa sau mùa đông ở đồng bằng và ven biển miền Bắc.
C vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
D vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
- Câu 8 : Cho bảng số liệu:Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị: 0C)Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh.
B Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh
C Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh.
D Tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không giống nhau.
- Câu 9 : Cho bảng số liệu:Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm.Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm ở nước ta là biểu đồ
A cột.
B miền.
C đường.
D tròn.
- Câu 10 : Vùng núi Tây Bắc nước ta có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm vì
A nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.
B dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C nhiệt độ tăng dần theo độ vĩ.
D vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Câu 11 : Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm
A hoạt động liên tục từ tháng 5 đến tháng 10 với thời tiết lạnh khô.
B kéo dài liên tục suốt 3 tháng với thời tiết lạnh ẩm.
C thổi thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
D hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
- Câu 12 : Nhận xét nào không phải là thế mạnh của vùng đồi núi nước ta?
A Nhiều khoáng sản.
B Nhiều đất phù sa màu mỡ.
C Có tiềm năng thuỷ điện, du lịch lớn.
D Nhiều cao nguyên, đồng cỏ.
- Câu 13 : Giới hạn đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở
A độ cao thay đổi theo miền.
B độ cao trên 2600 m.
C độ cao trên 2000 m.
D độ cao trên 1000 m.
- Câu 14 : Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện trong đặc điểm sông ngòi của nước ta là
A lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
B sông ngòi dày đặc, nhiều nước, hàm lượng phù sa cao.
C phần lớn sông đều ngắn, dốc, dễ bị lũ lụt.
D phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Câu 15 : Cho biểu đồNhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A Sự phân mùa trong chế độ mưa của Huế không sâu sắc.
B Nhiệt độ trung bình năm của Huế không cao, chưa đạt tiêu chuẩn vùng nhiệt đới.
C Tháng có nhiệt độ cao nhất của Huế là tháng có lượng mưa lớn nhất.
D Huế có tổng lượng mưa lớn, mùa mưa lệch dần về thu đông.
- Câu 16 : Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ từ năm
A 1997.
B 1999.
C 1995.
D 2005
- Câu 17 : Cho bảng số liệu :Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm ở nước taNhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A Nhiệt độ trung bình năm có sự khác nhau giữa các địa phương.
B Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
C Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
D Nhiệt độ trung bình năm của các địa phương đều trên 200C.
- Câu 18 : Đặc điểm nào không phải là của Đồng bằng sông Hồng?
A Vùng đất ngoài đê được phù sa bồi đắp hàng năm.
B Có hệ thống đê ven các con sông.
C Có các ô trũng ngập nước trong mùa mưa.
D Địa hình cao và phân bậc.
- Câu 19 : Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao là do
A địa hình nước ta đa dạng.
B địa hình phân bậc rõ nét.
C núi cao chiếm ưu thế.
D khí hậu phân hóa theo độ cao ở các vùng núi
- Câu 20 : Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong
A vùng cận nhiệt đới Bắc bán cầu.
B vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu.
C vùng Xích đạo.
D vùng cận xích đạo Bắc bán cầu.
- Câu 21 : Vùng núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ hệ thống 3 đai cao là
A vùng núi Tây Bắc.
B vùng núi Trường Sơn Bắc.
C vùng núi Đông Bắc.
D vùng núi Trường Sơn Nam.
- Câu 22 : Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam là
A < 200C.
B 18 - 220C.
C < 250C.
D 22-270C.
- Câu 23 : Hướng núi chính của vùng núi Tây Bắc là
A bắc – nam.
B tây – đông.
C đông bắc - tây nam.
D tây bắc – đông nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)