Đề thi thử THPT QG 2018 môn Sinh học THPT Nông Cốn...
- Câu 1 : Trong các thành phần sau: (1) Gen; (2) mARN; (3) axit amin; (4) tARN; (5) Riboxom; (6) enzim ; (7) ADN; (8) ARN mồi ; (9) đoạn okazaki, có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi poli peptit
A. 6
B. 8
C. 5
D. 7
- Câu 2 : Trên quần đảo Mađơrơ, ở một loài côn trùng cánh cứng, gen A quy định cánh dài trội không hoàn toàn so với gen a quy định không cánh, kiểu gen Aa quy định cánh ngắn. Một quần thể của loài này lúc mới sinh có thành phần kiểu gen là 0,25AA; 0,6Aa; 0,15aa, khi vừa mới trưởng thành các cá thể có cánh dài không chịu nổi gió mạnh bị cuốn ra biển. Tính theo lí thuyết thành phần kiểu gen của quần thể mới sinh ở thế hệ kế tiếp là:
A. 0,3025AA: 0,495Aa: 0,2025aa.
B. 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa.
C. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa.
D. 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa.
- Câu 3 : Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng, các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Cho ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ F1 cho giao phấn với nhau được F2. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện thân thấp, hoa trắng ở F2 là:
A. 1/81.
B. 1/64.
C. 1/256.
D. 1/9.
- Câu 4 : Một gen có 110 chu kì xoắn và có tổng hợp 2700 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến làm giảm 2 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp khi gen đột biến tự sao 3 lần là:
A. A = T = 2968, G = X = 2800.
B. A = T = 4200, G = X = 4193.
C. A = T = 2807, G = X = 2968.
D. A = T = 4193, G = X = 3500.
- Câu 5 : Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp
A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.
B. Các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.
C. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chùy xinap.
D. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.
- Câu 6 : Có nhiều trường hợp trong tế bào của sinh vật nhân thực, cùng 1 gen được phiên mã tạo thành ARN nhưng lại tổng hợp ra nhiều loại protein khác nhau vì
A. do trong quá trình cắt intron, có sự sắp xếp lại của các exon theo các cách khác nhau.
B. do trong quá trình tạo mARN trưởng thành, một số intron có thể không bị cắt khỏi mARN.
C. do gen chứa nhiều đoạn exon khác nhau.
D. do gen chứa nhiều đoạn intron khác nhau.
- Câu 7 : Đem giao phối giữa 1 cặp bố mẹ nhận được đời F1 có 25 chim trống, lông xoăn, đuôi dài; 25 chim trống lông thẳng, đuôi dài; Số chim mái có ; 20 lông xoăn, đuôi ngắn; 20 lông thẳng, đuôi dài; 5 lông xoăn, đuôi dài; 5 lông thẳng, đuôi ngắn. Biết 2 tính trạng do 2 cặp gen Aa, Bb quy định và tính trạng lông xoăn là trội so với lông thẳng, tính trạng đuôi dài là trội so với đuôi ngắn. Tần số HVG của thế hệ P ( nếu có) là:
A. 20%.
B. 40%.
C. không có HVG.
D. 10%.
- Câu 8 : Hướng động là:
A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng .
C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
D. Hình thức phản ứng của lá cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
- Câu 9 : Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội ( A, B, D) là trội hoàn toàn. Cho các phép lai:(1).AaBbDD x AaBbdd (2) AaBbdd x aaBbDD. (3) AABbDd
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
- Câu 10 : Khi nói về tâm động của NST, những phát biểu nào sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng(1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi NST có duy nhất một trình tự nuclêôtit này .
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
- Câu 11 : Hooc môn kích thích sự phát triển của thực vật gồm
A. Etylen, AAB, gibêrelin.
B. Etylen, gibêrelin.
C. Etylen, au xin.
D. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.
- Câu 12 : Ở một loài động vật, cho con đực thuần chủng cánh dài, có lông đuôi giao phối với con cái thuần chủng cánh ngắn, không có lông đuôi thu được F1 100% cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới như sau:Giới cái: 36 con cánh dài, có lông đuôi: 9 con cánh dài, có lông đuôi 24 con ngắn, có lông đuôi: 51 con cánh ngắn, không có lông đuôi.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
- Câu 13 : Ở gà, gen A quy định lông vằn, a không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là:
A. XAXA x XAY.
B. XAXa x XAY.
C. XAXa x XaY.
D. XaXa x XAY.
- Câu 14 : Một cơ thể thực vật dị hợp tử 3 cặp gen Aa, Bb, Dd khi giảm phân đã tạo ra 8 loại giao tử với số lượng như nhau: ABD - 20, aBD - 180, ABd - 20, aBd - 180, abD -20, Abd - 180, abd - 20. Biết rằng các gen đều nằm trên thường. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể thực vật trên là
A. \(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd,f = 10\% \)
B. \(\frac{{Ad}}{{aD}}Bb,f = 25\% \)
C. \(\frac{{AB}}{{ab}}Bb,f = 20\% \)
D. \(\frac{{BD}}{{bd}}Aa,f = 25\% \)
- Câu 15 : Lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 2 cặp gen tương phản, F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, quả đỏ. Cho tự thụ phấn F1 được F2 có 4 loại kiểu hình, trong số 9600 cây có 2016 cây thân cao, quả vàng. Tương phản thân cao là thân thấp, 2 cặp alen được quy ước là Aa và Bb.Kiểu gen của F1 và tần số HVG ( nếu có ) là:
A. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}};f = 20\% \)
B. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}};f = 40\% \)
C. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}};f = 20\% \)
D. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}};f = 40\% \)
- Câu 16 : Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là:
A. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
B. Phản xạ lại kích thích bằng cách co rút cơ thể.
C. Phản xạ không điều kiện.
D. Phản xạ có điều kiện
- Câu 17 : Nhận định nào sau đây không đúng
A. Những nhân tố chi phối sự ra hoa gồm tuổi cây, xuân hóa và quang chu kì.
B. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật không liên quan đến nhau.
C. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có liên quan mật thiết và tương tác lẫn nhau.
D. Ety len có vai trò thúc quả chín mọng, rụng lá.
- Câu 18 : Sinh trưởng ở thực vật là:
A. Sự tăng số lượng tế bào ở một mô nào đó của cơ thể.
B. Sự tăng kích thước của tế bào ở mô phân sinh.
C. Quá trình tăng về kích thước ( chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
D. Quá trình phân hóa của tế bào trong cơ quan sinh sản.
- Câu 19 : Cho giao phối giữa chuột lông trắng, dài với chuột lông xám, ngắn đều thuần chủng được F1 đều lông trắng, dài. Cho F1 giao phối với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ 9 chuột lông trắng, dài: 3 chuột lông trắng, ngắn: 3 chuột lông đen, dài: 1 chuột lông xám, ngắn. Biết kích thước lông do 1 gen quy định, các gen đều nằm trên NST thường. Kiểu gen của chuột F1 là:
A. AaBbDd.
B. \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\)
C. \(Aa\frac{{Bd}}{{bD}}\)
D. BBDd.
- Câu 20 : Hai loại hướng động chính là:
A. hướng động dương ( sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm ( sinh trưởng hướng tới đất).
B. hướng động dương ( sinh trưởng hướng tới nguồn ánh sáng ) và hướng động âm ( sinh trưởng hướng về trọng lực ).
C. Hướng động dương ( sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm ( sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
D. hướng động dương ( sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm ( sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
- Câu 21 : Điện thế nghỉ là:
A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm.
B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm.
C. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương.
D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương.
- Câu 22 : Ở một loài động vật có vú ngẫu phối, xét 3 gen: gen 1 có 2 alen nằm trên NST thường. Gen 2 có 3 alen, gen 3 có 4 alen cùng nằm trên NST X ở vùng tương đồng. Số KG tối đa về các gen trên trong quần thể là:
A. 144.
B. 222.
C. 666.
D. 270.
- Câu 23 : Có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về gen ngoài nhân?(1) Trong quá trình di truyền, vai trò của bố mẹ như nhau và biểu hiện ra kiểu hình không đều ở hai giới.
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
- Câu 24 : Trong một phòng thí nghiệm sinh học phân tử, trình tự các axit amin của một protein armadillo đã được xác định một phần. Các phân tử tARN được sử dụng trong quá trình tổng hợp lần lượt có anticodon sau đây:3'UAX5', 3'XGA5', 3'GGA5', 3'GXU5', 3'UUU 5', 3'GGA5'. Trình tự nucleotit ADN của chuỗi bổ sung cho chuỗi ADN mã hóa cho protein armadillo là
A. 5' - ATG-GTX-GGT-XGA-AAA-XXT-3'.
B. 5'-ATG-GXT-XXT-XGA-AAA-XXT-3'.
C. 5'-ATG-GGT-XXT-XGA-AAA-XGT-3'.
D. 5'-ATG-GXT-GXT-XGA-AAA-GXT-3'.
- Câu 25 : Hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn:
A. Gây thủng tử cung.
B. Vô sinh.
C. Nhiễm trùng vùng chậu.
D. Sức khỏe và giống nòi.
- Câu 26 : Quần thể tư thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp chiếm tỉ lệ 0,95.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
- Câu 27 : Cây ba nhiễm ( thể ba) có kiểu gen AaaBb giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, tỉ lệ loại giao tử AB được tạo ra là
A. 1/12.
B. 5/6.
C. 1/6.
D. 1/2.
- Câu 28 : Ở một loài thực vật, gen quy định màu sắc quả nằm trên NST thường. Kiểu gen BB quy định quả màu đỏ, kiểu gen Bb quy định quả màu tím, kiểu gen bb quy định quả màu vàng. Có bao nhiêu quần thể trong số những quần thể sau đây không ở trạng thái cân bằng di truyền?(1) Quần thể 100% quả màu tím.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
- Câu 29 : Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó: B quy định lông xám, b quy định lông nâu; A: át chế B và b cho màu lông trắng, a : không át. Cho thỏ lông trắng có kiểu gen đồng trội lai với thỏ lông nâu được F1. Cho thỏ F1 lai với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ thỏ lông xám đồng hợp thu được ở F2 là:
A. 1/6.
B. 1/16.
C. 3/16.
D. 1/8.
- Câu 30 : Trong phép lai aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A-bbD-eeff là
A. 1/8.
B. 3/32.
C. 1/32.
D. 1/16.
- Câu 31 : Điều kiện đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
A. các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
B. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
C. Mỗi gen quy định một tính trạng phải tồn tại trên một cặp NST tương đồng.
D. Số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.
- Câu 32 : Người bị bệnh nào sau đây có số NST trong tế bào khác các bệnh còn lại?
A. Bệnh Siêu nữ.
B. Bệnh Tơcnơ.
C. Bệnh Đao.
D. Bệnh Claifentơ.
- Câu 33 : Gen D: hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen d: hoa trắng. Người ta tiến hành một số phép lai giữa các cá thể đa bội. Kết quả về kiểu hình của phép lai: DDd x DDd là:
A. 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng.
B. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
C. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
D. 35 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
- Câu 34 : Ở một loài thực vật, chiều cao của cây được quy định bởi 6 cặp gen không alen phân li độc lập tương tác cộng gộp, trong đó cứ mỗi alen trội làm cho chiều cao cây tăng thêm 5 cm so với gen lặn. Cho 2 cây đồng hợp trội và lặn lai với nhau thu được F1 tất cả đều cao 125 cm. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Ở F2 tỉ lệ cây cao 130 cm là bao nhiêu? Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường, không có đột biến xảy ra.
A. 105/512.
B. 11/4096.
C. 105/1024.
D. 99/512.
- Câu 35 : Một số bệnh di truyền ở người liên quan đến đột biến gen là:
A. máu khó đông, bạch tạng, ngón tay ngắn.
B. mù màu, tiểu đường, thừa ngón tay.
C. bạch tạng, máu khó đông, mù màu.
D. mù màu, máu khó đông, hồng cầu hình lưỡi liềm, hàm bẻ.
- Câu 36 : Khi nói về đột biến mất đoạn, điều nào sau đây không đúng?I. Xảy ra trong kì giữa của quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.
A. I, V.
B. I, III.
C. II, III, V.
D. III, V.
- Câu 37 : Những đột biến NST nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trong một tế bào(1) Chuyển đoạn giữa 2 NST (2) Lặp đoạn. (3) Lệch bội (4) Đa bội. (5) Mất đoạn.
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
- Câu 38 : Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền
A. Tính đặc hiệu.
B. Tính thoái hóa.
C. Tính phổ biến.
D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
- Câu 39 : Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng.
A. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
B. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
C. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen