Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường TH...
- Câu 1 : Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
A. Miền
B. kết hợp.
C. Tròn
D. Đường
- Câu 2 : Cho bảng số liệu:GDP CỦA THẾ GIỚI, HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC NĂM 2004 VÀ 2014
A. 22,2%.
B. 23,7%.
C. 5,9%.
D. 13,3%.
- Câu 3 : Cho bảng số liệu:TỈ TRỌNG GDP, DÂN SỐ CỦA EU VÀ MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2014
A. Trung Quốc có tỉ trọng GDP đứng thứ 3 và dân số lớn nhất.
B. EU là khu vực có tỉ trọng GDP lớn nhất và dân số đứng thứ 3.
C. Nhật Bản có tỉ trọng GDP đứng thứ 4 và dân số đứng thứ 2.
D. Ấn Độ có tỉ trọng GDP đứng thứ 5 và dân số đứng thứ 2.
- Câu 4 : Tổng số giờ nắng trong năm ở nước ta là?
A. từ 1400 – 2000 giờ
B. từ 1400 – 3000 giờ
C. từ 2000 – 3000 giờ
D. trên 3000 giờ.
- Câu 5 : Thành phần cấu tạo của mỗi thiên hà bao gồm?
A. các thiên thể, khí, bụi.
B. các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ.
C. các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi.
D. các hành tinh và các vệ tinh của nó.
- Câu 6 : Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ là?
A. có tiềm năng lớn về thuỷ điện.
B. đều có vị trí giáp biển.
C. có mùa đông lạnh
D. có mùa khô sâu sắc
- Câu 7 : Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch về hướng nào?
A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động.
B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động.
C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động.
D. Về phía Xích đạo.
- Câu 8 : Ý nào sau đây đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có dân số đông nhất so với các vùng khác trong cả nước.
B. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước.
C. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước.
D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Campuchia.
- Câu 9 : Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của?
A. sóng biển.
B. Sông
C. thuỷ triều
D. rừng ngập mặn.
- Câu 10 : Gió mùa đông bắc lạnh khi di chuyển xuống phía nam bị chặn bởi dãy núi?
A. dãy Hoành Sơn.
B. dãy Trường Sơn Nam.
C. dãy Con Voi.
D. dãy Bạch Mã.
- Câu 11 : Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là?
A. Hồng Công và Thượng Hải
B. Hồng Công và Ma Cao
C. Hồng Công và Quảng Châu.
D. Ma Cao và Thượng Hải.
- Câu 12 : Nhận xét nào đúng nhất về thực trạng tài nguyên của châu Phi?
A. Khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn.
B. Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh.
C. Khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.
D. Trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.
- Câu 13 : Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng núi Coóc-đi-e là?
A. gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng bắc-nam
B. xen giữa các dãy núi là bôn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
C. ven Thái Bình Dương là các đồng bằng nhỏ hẹp, đất tốt, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt hải dương
D. có nhiều kim loại màu vàng, đồng, chi), tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn.
- Câu 14 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 xác định đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500001 - 1000000 người?
A. Hải Phòng.
B. Đà Nẵng.
C. Nha Trang.
D. TP. Hồ Chí Minh.
- Câu 15 : Việc sử dụng đồng Ơ-rô mang lại lợi ích gì?
A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
B. Làm tăng rủi ro khi thực hiện những chuyển đổi ngoại tệ.
C. Việc chuyển giao vốn trong các nước thành viên EU khó khăn.
D. Gây phức tạp thêm công tác quản lý thị trường.
- Câu 16 : Đại ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở đâu?
A. Vùng núi đông bắc.
B. Dãy Hoàng Liên Sơn.
C. Khối núi Phong Nha - Kẻ Bàng.
D. Tây Nguyên.
- Câu 17 : Đâu là đặc điểm tài nguyên khoáng sản nước ta?
A. Phân bố đều theo không gian.
B. Phân bố lẻ tẻ, trữ lượng vừa và nhỏ.
C. Đa dạng về loại và trữ lượng lớn.
D. Phân bố lẻ tẻ, trữ lượng lớn.
- Câu 18 : Loại đất nào có giá trị kinh tế lớn tập trung nhiều ở Tây Nguyên?
A. Đất feralit phát triển trên đá phiến.
B. Đất xám trên phù sa cổ
C. Đất phù sa sông.
D. Đất đỏ badan.
- Câu 19 : Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là?
A. thương mại và du lịch
B. thương mại và tài chính.
C. tài chính và du lịch.
D. tài chính và giao thông vận tải.
- Câu 20 : Đâu không phải là điểm thuận lợi của dân cư nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào.
B. Thị trường tiêu thụ lớn.
C. Dân số trẻ.
D. Dân cư chưa có trình độ chuyên môn cao.
- Câu 21 : Mục tiêu ban hành “Sách đỏ Việt Nam” là?
A. đảm bảo sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước
B. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
C. bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
D. kiểm kê các loài động, thực vật có ở Việt Nam.
- Câu 22 : Đồng bằng sông Hồng là nơi có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao nhất nước ta là vì?
A. đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.
B. đây là vùng có dân số đông, tỉ lệ tăng dân số còn lớn.
C. đây là vùng kinh tế còn chậm phát triển trong khi dân số còn tăng nhanh.
D. đây là cùng có lịch sử phát triển lâu đời nhất nước ta, tài nguyên còn hạn chế.
- Câu 23 : Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong hướng chuyên môn hoá sản phẩm cây công nghiệp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là?
A. khí hậu.
B. nguồn nước.
C. đất đai
D. trình độ thâm canh.
- Câu 24 : Ngành kinh tế trọng điểm không có đặc điểm nào sau đây?
A. Ngành có thế mạnh lâu dài.
B. Ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. Ngành phát triển lâu đời.
D. Có tác động đến các ngành kinh tế khác.
- Câu 25 : Ba nhóm đất chính ở ĐBSCL xếp theo thứ tự diện tích từ nhiều đến ít là?
A. đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn
B. đất phèn, đất phù sa ngọt, đất mặn.
C. đất phù sa ngọt, đất mặn, đất phèn.
D. đất mặn, đất phèn, đất phù sa ngọt.
- Câu 26 : Biện pháp hàng đầu để bảo vệ tài nguyên rừng ở Tây Nguyên là?
A. nghiêm cấm việc chặt phá rừng
B. đẩy mạnh việc trồng rừng.
C. hạn chế việc sản xuất gỗ
D. đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng.
- Câu 27 : Đâu là đặc điểm nổi bật về vị trí của vùng Đông Nam Bộ?
A. Là cầu nối giữa phía bắc và phía nam
B. Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.
C. Gần trung tâm đông nam Á
D. Có phía đông giáp biển
- Câu 28 : Hai tỉnh đang dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng lúa và thuỷ sản là?
A. Kiên Giang và Cà Mau.
B. An Giang và Đồng Tháp.
C. An Giang và Kiên Giang
D. Bến Tre và Cà Mau.
- Câu 29 : Miền núi Bắc Bộ không thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp hằng năm là do?
A. đất đai không thuận lợi
B. người dân thiếu kinh nghiệm sản xuất
C. địa hình cắt xẻ mạnh, đất đai bị xói mòn.
D. chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
- Câu 30 : Thế mạnh nổi bật của đông bắc so với các vùng khác trong cả nước là?
A. xây dựng các nhà máy nhiệt điện.
B. phát triển thuỷ điện.
C. phát triển ngành khai thác khoáng sản.
D. phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
- Câu 31 : Ngành nào sau đây là ngành kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Sản xuất vật liệu xây dựng
B. Công nghiệp hoá chất
C. Công nghiệp năng lượng.
D. Ngành công nghiệp luyện kim
- Câu 32 : Thế mạnh của vùng đồi trước núi của vùng Bắc Trung Bộ là?
A. trồng cây lương thực.
B. trồng cây công nghiệp hằng năm.
C. chăn nuôi đại gia súc.
D. trồng rừng và trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Câu 33 : Cà Ná và Sa Huỳnh là vùng sản xuất muối lí tưởng ở nước ta là vì?
A. có nhiều bãi cát trắng thích hợp cho việc làm muối.
B. nghề muối đã trở thành nghề truyền thống lâu đời.
C. ít bị thiên tai như bão lũ, lũ lụt; nước biển có độ mặn cao.
D. vùng khô hạn, ít có sông lớn đổ ra.
- Câu 34 : Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là?
A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
C. hợp tác quốc tế để xuất khẩu lao động.
D. đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.
- Câu 35 : Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2007(Đơn vị: nghìn tấn)
A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng qua các năm.
B. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tỉ trọng cao hơn sản lượng thuỷ sản khai thác.
C. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng không liên tục qua các năm.
D. Trong những năm gần đây, tỉ trọng ngành thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng giảm mạnh.
- Câu 36 : Cho biểu đồ sau:KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ LUÂN CHUYÊN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI
A. Thể hiện tốc độ tăng trưởng.
B. Thể hiện sự thay đổi khối lượng luân chuyển theo các năm.
C. Thể hiện cơ cấu khối lượng luân chuyển.
D. Thể hiện sự so sánh các ngành vận tải.
- Câu 37 : Mùa đông đến sớm, kết thúc muộn là đặc điểm của vùng nào sau đây?
A. Vùng đông bắc.
B. Vùng tây bắc.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Bắc Trung Bộ.
- Câu 38 : Ở Bắc Trung Bộ, chè được trồng nhiều ở?
A. Quảng Bình
B. Nghệ An.
C. Thanh Hóa
D. Thừa Thiên Huế
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)