Đề ôn tập Chương 3 Các nước Châu Á môn Sử 11 năm 2...
- Câu 1 : Đánh giá mối quan hệ của cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
A. đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng.
C. riêng lẻ không có sự thống nhất.
D. có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh.
- Câu 2 : Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương?
A. Cách mạng Đông Dương được đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn.
B. Mở ra một con đường cứu nước mới- con đường cách mạng vô sản.
C. Xác lập quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp vô sản đối với các lực lượng xã hội khác.
D. Đánh dấu bước mở đường trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối.
- Câu 3 : Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương?
A. Để làm giàu cho chính quốc.
B. Để hàn gắn vết thương sau chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.
C. Để củng cố địa vị trong giới tư bản chủ nghĩa.
D. Để làm các nước thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc.
- Câu 4 : Nhân tố nào quy định phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?
A. Phong trào còn mang tính tự phát.
B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.
C. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.
D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào.
- Câu 5 : Các chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh được Đảng Quốc đại phát động sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tên gọi là gì?
A. Ahimsa.
B. Satyagraha.
C. Satya.
D. Satyagraha March.
- Câu 6 : Điểm giống nhau cơ bản giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm 1918-1939 là
A. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nắm quyền lãnh đạo cách mạng
B. Phong trào đã buộc các nước đế quốc phải trao trả quyền tự trị.
C. Sự xuất hiện của một khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng vô sản.
D. Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo.
- Câu 7 : Đảng Quốc Đại lại chủ trương chống thực dân Anh bằng phương thức đấu tranh hòa bình vì
A. Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết.
B. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo: Làm điều thiện, tránh sát sinh và tinh thần ưa chuộng hòa bình toàn thế giới.
C. Lực lượng của Ấn Độ không đủ để thực hiện biện pháp bạo lực vũ trang, trong khi đó Anh mạnh cả về kinh tế và quân sự.
D. Chịu ảnh hưởng của giáo lí Ấn Độ giáo: Tránh làm điều ác, tránh sát sinh; kiên trì, không dao động sẽ thực hiện được điều mình mong muốn.
- Câu 8 : Đâu không phải là lý do khiến Đảng Quốc Đại chủ trương đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp hòa bình?
A. Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết.
B. Ảnh hưởng giáo lý hướng thiện của các tôn giáo ở Ấn Độ.
C. Sự kiểm soát rất chặt chẽ của người Anh không để cho người Ấn có cơ hội sử dụng vũ lực.
D. Do nắm được mục tiêu cốt lõi của người Anh khi đến Ấn Độ là vì lợi nhuận.
- Câu 9 : Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ từ năm 1918 đến 1929 không chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh bằng hình thức nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa vũ trang.
B. Bãi công.
C. Biểu tình.
D. Tẩy chay hàng hóa Anh.
- Câu 10 : Cuộc đấu tranh nào dưới đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 – 1939?
A. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam.
B. Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –năng.
C. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa.
D. Khởi nghĩa Chậu Pa-chay.
- Câu 11 : Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương lại bùng lên mạnh mẽ?
A. Để phản đối chính sách bắt lính của thực dân Pháp.
B. Do chính sách thống trị tàn bạo và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp.
C. Để phản đối chính sách chia để trị của thực dân Pháp.
D. Để phản đối chính sách thuế và độc quyền của Pháp.
- Câu 12 : Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925)?
A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ.
C. Phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ theo con đường cách mạng vô sản có bước phát triển.
D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản dần suy yếu.
- Câu 13 : Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929?
A. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
B. Thực dân Anh trút gánh nặng chiến tranh lên vai nhân dân Ấn Độ.
C. Việc hành các đạo luật phản động của thực dân Anh để củng cố địa vị thống trị của mình.
D. Thực dân Anh đàn áp phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ nhân dân khiến cho cách mạng thiệt hại nặng.
- Câu 14 : Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã có tác động như thế nào đến chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
A. Thực dân Anh đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Ấn Độ.
B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột và ban hành những đạo luật phản động ở Ấn Độ.
C. Thực dân Anh nới lỏng chính sách độc quyền về muối và sắt.
D. Thực dân Anh nới lỏng chính sách cai trị.
- Câu 15 : Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là
A. bạo lực cách mạng.
B. đấu tranh chính trị.
C. đấu tranh vũ trang.
D. hòa bình, không bạo lực.
- Câu 16 : Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) có tác động như thế nào đến phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ.
A. Khẳng định phong trào đấu tranh theo biện pháp hòa bình là đúng.
B. Thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh.
C. Khẳng định giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào.
D. Tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ.
- Câu 17 : Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939?
A. Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ấn Độ.
B. Tầng lớp tri thức Ấn Độ.
C. Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ.
D. Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua vai trò của Đảng Quốc Đại.
- Câu 18 : Cho các dữ kiện sau:(1) Mở đầu vai trò cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc;
A. 2, 3, 1.
B. 1, 2, 3.
C. 3, 2, 1.
D. 2, 1, 3.
- Câu 19 : Sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc đã để lại bài học gì cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phải tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc bị áp bức.
B. Phải nhanh chóng thành lập đảng vô sản để lãnh đạo cách mạng.
C. Phải kết hợp các hình thức đấu tranh chống thực dân.
D. Phải xây dựng khối đoàn kết công - nông vững chắc.
- Câu 20 : Phong trào Ngũ Tứ đã giương cao khẩu hiệu đấu tranh gì?
A. Giết hết bọn giặc bán nước.
B. Trung Quốc của người Trung Quốc.
C. Trung Quốc độc lập muôn năm.
D. Trung Quốc bất khả xâm phạm.
- Câu 21 : Nét mới của phong trào Ngũ tứ (4/5/1919) so với các phong trào và các cuộc đấu tranh trước đó là
A. Phong trào lần đầu tiên lôi kéo giai cấp công nhân.
B. Phong trào đấu tranh chống cả đế quốc và phong kiến.
C. Lực lượng công nhân tham gia với vai trò nòng cốt của phong trào Ngũ tứ.
D. Phong trào có quy mô rộng lớn nhất 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước.
- Câu 22 : Điểm khác biệt lớn giữa phong trào Ngữ Tứ so với cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là
A. Sinh viên, học sinh là lực lượng khởi xướng phong trào.
B. Có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
C. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để.
D. Có sự tham gia của giai cấp công nhân.
- Câu 23 : Phong trào Ngũ Tứ (1919) đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc giai đoạn trước là
A. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
B. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
C. Kết hợp cả chống đế quốc và chống phong kiến tay sai.
D. Diễn ra trên quy mô rộng lớn, có sự thống nhất.
- Câu 24 : Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921) đã cho thấy sự chuyển biến như thế nào của cách mạng Trung Quốc?
A. Giai cấp vô sản có chính đảng của mình, từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
B. Sự chuyển biến chủ nghĩa Mác –Lênin ngày càng sâu rộng vào trong giai cấp công nhân.
C. Bước chuyển biến từ cách mạng dân chủ kiểu cũ sang cách mạng dân chủ kiểu mới.
D. Giai cấp vô sản trở thành một lực lượng chính trị độc lập
- Câu 25 : Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ đối với phong trào cách mạng Trung Quốc?
A. Mở đầu cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc.
B. Khẳng định tầng lớp sinh viên giữ vai trò độc lập, lãnh đạo trong phong trào cách mạng Trung Quốc.
C. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Đánh dấu sự xuất hiện giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.
- Câu 26 : Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc?
A. Sự trưởng thành về ý thức dân tộc của các giai cấp tiên tiến trong xã hội Trung Quốc.
B. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917.
C. Phản đối sự chuyển giao vùng Sơn Đông do Đức kiểm soát sang cho Nhật Bản của các nước đế quốc.
D. Chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh đối với Trung Quốc.
- Câu 27 : Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ mở đầu bằng sự kiện lịch sử nào?
A. Cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại quảng trường Thiên An Môn.
B. Các nước đế quốc đã chuyển giao vùng Sơn Đông cho Nhật Bản.
C. Cuộc bãi công của công nhân Bắc Kinh.
D. Cuộc chiến tranh Bắc Phạt.
- Câu 28 : Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập (tháng 7/1921) dựa trên cơ sở nào?
A. Cuộc đấu tranh dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ.
B. Giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc thay cho giai cấp tư sản.
C. Giai cấp vô sản đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng.
D. Giai cấp vô sản dần trưởng thành và các nhóm cộng sản được thành lập dưới sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản.
- Câu 29 : Phong trào nào đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
A. Cách mạng Tân Hợi.
B. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
C. Phong trào Ngũ Tứ.
D. Duy tân Mậu Tuất.
- Câu 30 : Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
A. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ.
B. Chiến tranh Bắc Phạt bùng nổ.
C. Nội chiến Quốc - Cộng bùng nổ.
D. Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- Câu 31 : Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức chính trị gì?
A. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương.
C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương.
D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương.
- Câu 32 : Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương từ năm 1930?
A. Đảng Cộng sản Lào.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Campuchia.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Câu 33 : Cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng chuyển từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu sang hình thức đấu tranh gì?
A. Đấu tranh chính trị chống Pháp.
B. Đấu tranh hòa bình chống Pháp.
C. Đấu tranh vũ trang chống Pháp.
D. Đấu tranh ôn hòa chống Pháp.
- Câu 34 : Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?
A. Khởi nghĩa Ong Kẹo.
B. Khởi nghĩa Commađam.
C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam.
D. Khởi nghĩa Chậu Pachay.
- Câu 35 : Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Khuynh hướng vô sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng tư sản và vô sản.
C. Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.
D. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản.
- Câu 36 : Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Tồn tại song song xu hướng cải cách và bạo động.
B. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản.
C. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản.
D. Tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản.
- Câu 37 : Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Mục tiêu giành độc lập được đặt ra rõ ràng.
B. Có sự liên kết với các phong trào khác trong cả nước.
C. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi.
D. Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại