Đề KSCL đầu năm môn Địa lí lớp 12 năm 2020 - Trườn...
- Câu 1 : Gió mùa Đông Bắc khi thổi vào nước ta vào nửa sau mùa đông gây nên mưa phùn do
A. đi qua biển.
B. gặp núi Trường Sơn.
C. gặp dãy Bạch Mã.
D. đi qua lục địa Trung Hoa.
- Câu 2 : Cho biết câu thơ sau đúng với kiểu thời tiết ở khu vực nào nước ta:“ Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
A. Miền Bắc, duyên hải miền Trung.
B. Miền Bắc, Bắc Trung Bộ.
C. Vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
D. Đồng Bằng sông Hồng.
- Câu 3 : Mùa mưa ở miền Nam dài hơn ở miền Bắc là do:
A. miền Nam có vị trí gần xích đạo hơn.
B. miền Nam có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn.
C. hoạt động của gió mùa Tây Nam ở phía nam kéo dài hơn.
D. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới chậm dần từ bắc vào nam.
- Câu 4 : Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta nhiều năm qua đã không làm được việc:
A. Tăng tỉ lệ người giàu.
B. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
C. Giảm tỉ lệ nghèo lương thực.
D. Giảm tỉ lệ nghèo chung.
- Câu 5 : Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:
A. đất phèn.
B. đất xám trên phù sa cổ.
C. đất phù sa sông.
D. đất feralit trên đá vôi.
- Câu 6 : Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 9 (về nhiệt độ), hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng nhất?
A. Huế có biên độ nhiệt độ lớn hơn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
B. Huế có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn Hà Nội và lớn hơn thành phố Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn Huế và thành phố Hồ Chí Minh.
D. Huế có biên độ nhiệt độ lớn hơn Hà Nội và lớn hơn thành phố Hồ Chí Minh.
- Câu 7 : Nhật Bản không phải là nước có
A. địa hình chủ yếu là đồi núi.
B. nhiều than, dầu mỏ, khí đốt, ni-ken.
C. đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
D. nhiều sông ngòi ngắn, dốc.
- Câu 8 : Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa là:
A. vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.
B. nước ta có vị trí tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, các địa phương đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
C. nước ta có vị trí vừa tiếp giáp với lục địa vừa thông ra biển Đông rộng lớn.
D. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, gần trung tâm gió mùa châu Á, tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.
- Câu 9 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?
A. Hầu hết là địa hình núi cao.
B. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
C. Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.
D. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Câu 10 : Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 13, các đỉnh núi cao trên 2000m nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc
A. Kiều Liêu Ti
B. Tây Côn Lĩnh
C. Pu Si Lung
D. Pu Tha Ca
- Câu 11 : Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào:
A. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín.
B. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa.
C. biển rộng, nhiệt độ cao và có hải lưu.
D. biển rộng, nhiệt độ cao, rất nhiều đảo và quần đảo.
- Câu 12 : Vùng lãnh hải của nước ta có chiều rộng
A. 22,224km.
B. 374km.
C. 1852km.
D. 2222km.
- Câu 13 : Các cao nguyên và các thung lũng ở khu vực đồi núi không phải là nơi thuận lợi cho việc
A. xây dựng các vùng chuyên canh cây ăn quả.
B. trồng cây lương thực quy mô lớn.
C. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
D. phát triển chăn nuôi đại gia súc.
- Câu 14 : Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là:
A. tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài về vốn.
B. cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn.
C. tận dụng được thị trường thế giới và khu vực.
D. tiếp cận nguồn lực thế giới và công nghệ.
- Câu 15 : Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 5, 10 cho biết sông Thu Bồn thuộc tỉnh:
A. Quảng Nam.
B. Quảng Trị.
C. Thừa Thiên – Huế.
D. Quảng Ngãi.
- Câu 16 : Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam
A. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương.
B. Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình tháng có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương.
C. Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương.
D. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình tháng có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương.
- Câu 17 : Nguyên nhân các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế biển để phát triển ngành khai thác hải sản là do
A. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.
B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão.
C. môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm.
D. các ngành kinh tế biển trong đó có khai thác hải sản chưa được đề cao.
- Câu 18 : Nguyên nhân chính làm cho sinh vật biển nước ta ngày càng bị suy giảm là do:
A. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
B. tăng cường xuất khẩu hải sản.
C. khai thác quá mức.
D. thiên tai gia tăng.
- Câu 19 : Nguyên nhân nào sau đây làm cho tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ nước ta đến muộn hơn so với Bắc Bộ?
A. Vị trí Nam Bộ xa chí tuyến Bắc và gần Xích đạo hơn.
B. Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn.
C. Gió Tây Nam từ bắc Ấn Độ Dương đến Nam Bộ sớm hơn.
D. Gió mùa Tây Nam kết thúc hoạt động ở Nam Bộ mạnh hơn.
- Câu 20 : Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì:
A. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.
B. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.
C. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
D. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
- Câu 21 : Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên:
A. Có nhiều tài nguyên khoáng sản.
B. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
D. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.
- Câu 22 : Mức gia tăng tự nhiên dân số cao khi
A. tỉ suất tử thấp, tỉ suất sinh cao.
B. tỉ suất tử cao, tỉ suất sinh thấp.
C. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao.
D. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.
- Câu 23 : Bản chất gió mùa mùa hạ ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á có nguồn gốc hình thành từ loại gió nào sau đây?
A. Gió Tây ôn đới bán cầu Bắc.
B. Gió Mậu dịch bán cầu Bắc.
C. Gió Tây ôn đới bán cầu Nam.
D. Gió Mậu dịch bán cầu Nam.
- Câu 24 : Khối khí nằm ở hai bên của frông có sự khác biệt cơ bản về
A. thành phần không khí.
B. tốc độ di chuyển.
C. tính chất vật lí.
D. độ dày.
- Câu 25 : Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 9, vùng chịu ảnh hưởng bão nhiều nhất, nặng nề nhất nước ta là vùng ven biển các tỉnh:
A. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ.
C. Thanh Hóa, Nghệ An.
D. Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Câu 26 : Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do
A. mưa nhiều làm đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi.
B. biển đóng vai trò chủ yếu tạo nên đồng bằng.
C. các sông thường ngắn, dốc và rất nghèo phù sa.
D. đồng bằng sát chân núi nên có nhiều sỏi, cát.
- Câu 27 : Ở vùng biển nào sau đây, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982?
A. Vùng đặc quyền kinh tế.
B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. Thềm lục địa.
D. Lãnh hải.
- Câu 28 : Vùng biển Việt Nam không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
A. Xingapo.
B. Mianma.
C. Trung Quốc.
D. Campuchia.
- Câu 29 : Cho bảng số liệu sau:NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ HUẾ (Đơn vị:0C)
A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội thấp hơn Huế.
B. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Huế cao hơn Hà Nội.
C. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội thấp hơn Huế.
D. Cả hai địa điểm đều có nhiệt độ cao nhất vào tháng VII.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)