- Nước Mĩ (Có lời giải chi tiết)
- Câu 1 : Trong giai đoạn nào, kinh tế Mĩ vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng không còn giữ vị trí tuyệt đối như trước nữa?
A Từ năm 1845 đến năm 1952.
B Từ năm 1952 đến năm 1973.
C Từ năm 1973 đến năm 1991.
D Từ năm 1991 đến năm 2000.
- Câu 2 : Nội dung nào phản ánh đúng tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
B Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ hai thế giới.
C Mĩ là nước có sản lượng nông nghiệp gấp 4 lần 5 nước tư bản cộng lại.
D Mĩ đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc chống chủ nghĩa khủng bố.
- Câu 3 : Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do
A nhận được sự ủng hộ của Liên Xô
B kết quả của quá trình hiên đại hóa sản xuất.
C được yên ổn sản xuất, bán vũ khí cho nước tham chiến.
D có khai thác triệt để nguồn tài nguyên giàu có.
- Câu 4 : Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Anh
B Pháp
C Mĩ
D Nhật
- Câu 5 : Những thành tựu chủ yếu của Mĩ trong lĩnh vực sáng chế công cụ sản xuất mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm
A máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động.
B thực hiện cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
C sản xuất được những vũ khí hiện đại.
D chinh phục vũ trụ, đưa người lên Mặt Trăng.
- Câu 6 : Những thành tựu khoa học – kĩ thuật đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai của Mĩ có tác động như thế nào đến đời sống nhân dân?
A Xóa tan hố ngăn cách giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân.
B Hỗ trợ Mĩ thực hiện thành công “Chiến lược toàn cầu”
C Đời sống vật chất, tinh thần có sự thay đổi nhanh chóng.
D Giúp Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới về khoa học – công nghệ.
- Câu 7 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai đảng nào thay nhau cầm quyền ở nước Mĩ?
A Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội.
B Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
C Đảng Xã hội và Đảng Cộng hòa.
D Đảng Cộng hòa và Đảng Quốc xã.
- Câu 8 : Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A đàn áp phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
B khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh
C ngăn chặn tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới.
D triển khai “chiến lược toàn cầu”.
- Câu 9 : Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Không bị chiến tranh tàn phá.
B Được yên ổn sản xuất vũ khí và bán vũ khí cho các nước tham chiến.
C Tập trung sản xuất và tư bản cao.
D Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.
- Câu 10 : Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật .
B Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến
C Tài nguyên thiên nhiên phong phú .
D Tập trung sản xuất và tư bản cao
- Câu 11 : Mĩ dựa trên cơ sở nào để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Sự giúp đỡ của các nước tư bản đồng minh.
B Thành công trong cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C Tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh.
D Chính sách đối ngoại đạt một số kết quả nhất định.
- Câu 12 : Từ năm 1991, Mĩ cố gắng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” âm mưu làm bá chủ thế giới dựa trên một trong những cơ sở nào?
A Sự suy yếu của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
B Sự phát triển vượt trội của Mĩ trên nhiều mặt.
C Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kì.
D Sự ủng hộ của Nhật Bản và các cường quốc đồng minh.
- Câu 13 : Mục tiêu nào dưới đây không nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ?
A Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
B Đàn áp phong trào cách mạng thế giới .
C Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
D Giúp đỡ các nước Đồng minh phát triển về kinh tế.
- Câu 14 : Nguyên nhân nào không đưa đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX?
A Sự vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.
B Kinh tế Mỹ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
C Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
D Tác động của chủ nghĩa khủng bố
- Câu 15 : Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu” bởi
A thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
B thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959.
C thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979.
D thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.
- Câu 16 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đối ngoại của Mĩ có gì khác so với Liên Xô?
A Thực hiện chiến lược toàn cầu.
B Giúp đỡ các các nước thuộc địa giành độc lập.
C Duy trì hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
- Câu 17 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?
A Bao vây kinh tế
B Phát động “chiến tranh lạnh”.
C Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực.
D Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu