Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT...
- Câu 1 : Tính trạng chiều cao thân do 1 cặp gen quy định. Cho cây thân cao lai với cây thân cao, F1 được 75% cây cao, 25% cây thấp. Lấy 2 cây thân cao F1 , xác suất để được 2 cây thuần chủng là:
A 1/9
B 4/9
C 100%
D 9/16
- Câu 2 : Nguyên nhân tế bào học gây ra liên kết gen là:
A
Các alen cùng ở cặp NST tương đồng.
B
Các tính trạng luôn biểu hiện cùng nhau.
C
Các gen không alen cùng ở 1 NST.
D Các gen không phân lí độc lập nhưng tổ hợp tự do.
- Câu 3 : Quá dịch mã được quy ước chia làm bao nhiêu giai đoạn?
A 2
B 3
C 1
D 4
- Câu 4 : Ở phép lai ♀ AaBb x ♂ AaBb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AAAaBbbb. Đột biến được phát sinh ở:
A
Lần giảm phân 1 của giới này và lần giảm phân 2 của giới kia.
B
Lần giảm phân 1 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.
C
Lần giảm phân 2 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.
D Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
- Câu 5 : Ở 1 loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội - lặn là: A > a > a1 . Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường thì theo lí thuyết, phép lai ♂ Aaa1a1 x ♀Aaaa1 cho loại cây có hoa vàng ở đời con chiếm tỉ lệ:
A 1/4
B 1/9
C 2/9
D 1/6
- Câu 6 : Tính thoái hóa của mã di truyền biểu hiện ở
A
Một bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin.
B
Một loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C
Mọi loài sinh vật đều dùng chung một bộ mã.
D Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau.
- Câu 7 : Nếu các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn thì cây có kiểu gen AaBbCcDdEeFf tự thụ phấn có thể sinh ra đời con có kiểu hình lặn về cả 6 tính trạng (aabbccddeeff) là:
A 1/26
B 1/212
C 1/46
D (3/4)6
- Câu 8 : Không thuộc thành phần Opêrôn, nhưng có vai trò quyết định hoạt động của Opêrôn là:
A Vùng khởi động
B Gen cấu trúc
C Gen điều hòa.
D Vùng vận hành.
- Câu 9 : Nếu cứ 2 trong số 4 loại nuclêôtít (A, T, G và X) chỉ mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ 2) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau?
A 6
B 16
C 64
D 4
- Câu 10 : Cơ thể đực ở một loài khi giảm phân không có đột biến đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử, biết rằng trong quá trình giảm phân có xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở 2 cặp NST tương đồng, các cặp NST còn lại không có trao đổi chéo. Bộ NST lưỡng bội của loài là:
A 2n = 10
B 2n = 20
C 2n = 8
D 2n = 16
- Câu 11 : Lai phân tích cây cao, quả tròn (CcTt) với cây thân thấp, quả dài (cctt) được F1: 1 cao, tròn + 4 cao, dài + 4 thấp, tròn + 1thấp, dài. Kết quả này chứng tỏ các cặp gen tương ứng:
A
Có hoán vị và P dị hợp đều.
B
Liên kết gen hoàn toàn với nhau.
C
Có hoán vị và P dị hợp lệch.
D
Phân li độc lập với nhau.
- Câu 12 : Một cơ thể sinh vật có bộ NST gồm 3 cặp tương đồng AA’BB’CC’ thì dạng thể ba sẽ là:
A AA’A’BB’B’CC’C’.
B ABC
C AA’B
D AA’BB’CC’C’
- Câu 13 : Nếu các gen phân li độc lập, 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb có thể tạo ra số loại giao tử là:
A 8
B 2
C 4
D 16
- Câu 14 : Theo mô hình ôpêrôn Lac ở E.coli, thì khi nào gen điều hòa hoạt động?
A
Khi môi trường có lactôzơ.
B
Lúc môi trường không có lactôzơ.
C
Lúc môi trường có nhiêu lactôzơ.
D Khi có hay không có đường lactôzơ.
- Câu 15 : Đột biến gen thường có hại và tần số rất thấp nhưng lại là nguồn nguyên liệu quan trọng cho tiến hóa vì:
A Giá trị đột biến thay đổi tùy môi trường,
B Tần số đột biến tăng dần theo thời gian
C Tất cả đều đúng.
D
Tổng tần số các giao tử đột biến là khá lớn.
- Câu 16 : Trong tế bào sống, sự phiên mã diễn ra ở
A Trên crômatit
B Lưới nội chất
C Ribôxôm
D Dịch nhân
- Câu 17 : Số bộ ba mã hóa có Guanin (G) là:
A 37
B 32
C 27
D 16
- Câu 18 : Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ, r: hạt trắng. Thể ba tạo 2 loại giao tử (n + 1) và n. Tế bào noãn (n+ 1) có khả năng thụ tinh còn hạt phấn thì không có khả năng này. Phép lai Rrr x Rrr cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là:
A 1 đỏ: 1 trắng
B 3 đỏ: 1 trắng
C 5 đỏ : 1 trắng
D 2 đỏ : 1 trắng
- Câu 19 : Do phóng xạ, một gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất axit amin thứ 12 trong chuỗi polipeptit do gen điều khiển tổng hợp. Biết gen đột biến ít hơn gen bình thường 7 liên kết hyđrô. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtít mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp giảm đi bao nhiêu so với gen chưa đột biến?
A A = T = 64; G = X = 32
B A = T = 62: G = X = 31
C A = T = 31; G = X = 62
D A = T = 2; G = X = 1
- Câu 20 : Trong nghiên cứu, Menđen không sử dụng phương pháp:
A Lai kiểm chứng.
B Tạo và lai dòng thuần chủng.
C Áp dụng xác suất thống kê.
D
Lai thuận nghịch
- Câu 21 : Lai cà chua quả đỏ thuần chủng kiểu gen RR với cà chua quả vàng rr, được F1 toàn quả đỏ. Xử lí F1 bằng cônxisin rồi cho chúng tạp giao thì được 35/36 số quả đỏ + 1/36 số quả vàng. Phép tạp giao đó là:Lai cà chua quả đỏ thuần chủng kiểu gen RR với cà chua quả vàng rr, được F1 toàn quả đỏ. Xử lí F1 bằng cônxisin rồi cho chúng tạp giao thì được 35/36 số quả đỏ + 1/36 số quả vàng. Phép tạp giao đó là:A. RRrr x RrB. RRrr x RRrrC. RRRr x RRRrD. RRrr x RRRrF1 : RrXử lí F1 bằng conxisin→Ta có thể thu được các kiểu gen của F1 sau xử lý là : RRrr , RrF2 có 36 tổ hợp lai = 6 giao tử x 6 giao tử→ Mỗi bên phải cho 6 tổ hợp giao tử→ Mỗi bên là RRrr , cho giao tử : 1/6RR : 4/6Rr : 1/6rrVậy phép lai là : RRrr x RRrrĐáp án B
A RRrr x Rr
B RRrr x RRrr
C RRRr x RRRr
D RRrr x RRRr
- Câu 22 : Ở cà chua: gen R quy định màu quả đỏ trội, gen r quy định màu quả vàng. Nếu lai cà chua quả đỏ với nhau, thì được kết quả:
A 1 RR + 1 Rr
B 100% RR hay 1RR + 1Rr hoặc 1RR + 2Rr + 1rr
C 3 R- + 1 rr
D 1RR + 2 Rr + 1 rr
- Câu 23 : Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA... thì mARN tương ứng là:
A ATG TAX XXG XGA TTT
B ATG TAX GGX GXT AAA
C AUG UAX XXG XGA UUU
D UAX AUG GGX GXU AAA
- Câu 24 : Lai phân tích là phương pháp:
A Tạp giao các cặp bố, mẹ.
B Lai cơ thể có kiểu gen bất kì với thể đồng hợp lặn.
C Lai cơ thể cό kiểu gen chưa biết với đồng hợp lặn.
D
Lai cơ thể có kiểu hình trội với cơ thể đồng hợp lặn.
- Câu 25 : Operator (viết tắt: O) là:
A Cụm gen cấu trúc liên quan về chức năng.
B Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế.
C Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã.
D
Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế.
- Câu 26 : Cách thí nghiệm của Moocgan về hoán vị gen khác với cách thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính là:
A Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F2 .
B Dùng lai phân tích thay cho F1 tự phối.
C Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ P.
D
Đảo cặp bô mẹ ở thê hệ F1.
- Câu 27 : Dạng đột biến thường có lợi cho sự tồn tại và tiến hóa của loài là:
A Lặp đoạn và đảo đoạn
B Đảo đoạn và chuyển đoạn
C Mất đoạn và lặp đoạn
D Chuyển đoạn và mất đoạn
- Câu 28 : Gen bị mất 3 cặp nuclêôtít thuộc 2 côđôn liên tiếp ở vùng mã hóa, thì prôtêin tương ứng có biến đôi lớn nhât là:
A Thay 1 axit amin.
B Thay 2 axit amin.
C Thêm 1 axit amin.
D Mất 1 axit amin.
- Câu 29 : Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã
A ADN
B mARN
C rARN
D tARN
- Câu 30 : NST ban đầu gồm các đoạn 1234 o 56 đột biến thành 1235 o 46 (o là tâm động). Đó là đột biên loại:
A Chuyển đoạn NST
B Đảo vị trí nuclêôtít.
C Biến dị tổ hợp.
D Đảo đoạn NST.
- Câu 31 : Lúa mì hạt màu đỏ tự thụ phấn cho F1 phân tính gồm 149 đỏ + 10 trắng. Quy luật chi phối sự di truyên có thể là:
A Tương tác bổ sung.
B Tương tác cộng gộp.
C Phân li Menđen.
D Tương tác át chế.
- Câu 32 : Khi các gen phân li độc lập, phép lai : AaBbCcDdEEff x AabbCcDdeeff sinh ra bao nhiêu kiểu hình (biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn)?
A 212
B 22
C 23
D 24
- Câu 33 : Kiểu gen liên kết đã bị viết sai là:
A
B
C
D
- Câu 34 : Ở một loài lưỡng bội, alen A quy định lông màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định lông màu đen. Cho 2 cá thể (P) giao phối với nhau được F1 , các cá thể F1 giao phối tự do được F2 . Hai cá thể (P) có kiểu gen nào sau đây để F1 , F2 có tỉ lệ kiểu hình 1: 1 (Biết rằng không xét đến tính trạng giới tính).
A Aa x Aa
B ХaХa x ХAY
C XAXa x XAY
D
Aa x aa
- Câu 35 : Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu gen đồng hợp ở F2 là:
A 2n
B 4n
C 3n
D 1n
- Câu 36 : Điều hòa hoạt động của gen ở cấp độ sau dịch mã là:
A Loại bỏ prôtêin chưa cần
B Điều khiển lượng mARN được tạo ra
C Ổn định số lượng gen trong hệ gen
D
Điều hòa thời gian tồn tại của mARN
- Câu 37 : Cho lai 2 dòng vẹt thuần chủng: lông vàng với lông xanh, được F1 toàn màu hoa thiên lý.F2 gồm 9/16 lông màu thiên lý + 3/16 lông vàng + 3/16 lông xanh + 1/16 lông trắng. Tính trạng này di truyền theo quy luật:
A Trội không hoàn toàn
B Gen đa hiệu
C Tương tác gen
D Phân li Menđen
- Câu 38 : Cà độc dược có 2n = 24, thì số dạng thể ba có thể gặp trong quần thể tối đa là:
A 12
B 24
C 9
D 1
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen