Ôn tập: Đại Việt từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ...
- Câu 1 : Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào?
A Lê Thái Tổ
B Lê Thánh Tông
C Lê Nhân Tông
D Lê Hiến Tông
- Câu 2 : Năm 1527 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?
A Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc.
B Chính quyền Đàng Ngoài được thành lập.
C Chính quyền Đàng Trong được thành lập.
D Mạc Đăng Đung lập ra triều Mạc.
- Câu 3 : Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu?
A Đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồng bằng
B Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh
C Đánh vào nam tiêu diệt quân Xiêm
D Đưa quân ra Bắc, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy
- Câu 4 : Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)?
A Trận Bạch Đằng
B Trận Rạch Gầm – Xoài Mút
C Trận Chi Lăng – Xương Giang
D Trận Ngọc Hồi – Đống Đa
- Câu 5 : Sự kiện nào đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?
A Chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777
B Quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt
C Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy bị phá bỏ
D Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân
- Câu 6 : Khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì?
A “Phù Lê diệt Mạc”.
B “Phù Lê diệt Trịnh”.
C “Phù Lê diệt Nguyễn”.
D “Phù Lê diệt Trịnh, Nguyễn”.
- Câu 7 : Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?
A Rạch Gầm – Xoài Mút
B Bạch Đằng
C Ngọc Hồi – Đống Đa
D Tây Kết – Vạn Kiếp
- Câu 8 : Chiếu khuyến nông” được ban hành để giải quyết vấn đề gì?
A Tư hữu ruộng đất
B Khai hoang, mở cõi
C Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong
D Thiên tai, mất mùa
- Câu 9 : Dưới thời vua Quang Trung, loại chữ nào được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước?
A Chữ Hán
B Chữ Quốc ngữ
C Chữ Nôm
D Chữ Pháp
- Câu 10 : Tổ chức hành chính của nhà Nguyễn từ năm 1831-1832 được phân chia như thế nào?
A Chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc
B Chia làm ba vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh
C Chia làm hai miền Bắc và Nam
D Chia làm 20 tỉnh và 10 phủ trực thuộc
- Câu 11 : Những thành tựu kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?
A Sự quan tâm của nhà nước đối với thủ công nghiệp
B Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các phát minh Trung Hoa
C Tài năng của thợ thủ công nước ta
D Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh ở nước ta
- Câu 12 : Lực lượng chính trị nào trong lịch sử Đại Việt đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng 2 thế lực ngoại xâm?
A nhà Lý
B nhà Trần
C Tây Sơn
D nhà Lê sơ
- Câu 13 : Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?
A Hoàn thiện bộ máy nhà nước
B Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao
C Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
D Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
- Câu 14 : Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?
A Do quan niệm trọng nông
B Do họ không làm ra nhiều của cải như nông dân
C Do họ có số lượng ít
D Do họ không tham gia vào sản xuất
- Câu 15 : Tại sao thời Nguyễn diện tích canh tác được mở rộng nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong?
A Do nông dân bị cường hào, địa chủ cướp mất ruộng
B Do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi
C Do chế độ thuế khóa nặng nề
D Do nạn bắt lính
- Câu 16 : Vì sao đầu thế kỉ XVI, các khởi nghĩa nông dân lại liên tiếp bùng nổ?
A Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt
B Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.
C Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
D Nhà Lê bị Mạc Đăng Dung lật đổ.
- Câu 17 : Vì sao nông nghiệp Đàng Trong lại phát triển hơn so với Đàng Ngoài?
A Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ.
B Nhờ việc giảm tô, thuế.
C Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp.
D Nhờ chính sách của chúa Nguyễn và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Câu 18 : Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị Đàng Ngoài?
A Tạo điều kiện để kinh tế hàng hóa phát triển
B Tạo điều kiện để chúa Nguyễn tiến đánh ra Bắc
C Khiến cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay
D Dẫn tới chuyển giao quyền lực mới ở Đàng Ngoài
- Câu 19 : “Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”Câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung?
A Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước
B Quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân
C Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học
D Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Tây học
- Câu 20 : Điểm khác biệt cơ bản giữa tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý- Trần là
A Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tính tập quyền cao độ
B Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi tể tướng và đại hành khiển
C Xuất hiện thêm 6 bộ tồn tại song song với tể tướng và đại hành khiển
D Nhà nước được xây dựng trên cơ sở luật pháp
- Câu 21 : Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ?
A Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu
B Nhân dân không ủng hộ đạo Phật
C Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền.
D Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời.
- Câu 22 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
A Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước
B Đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang, bảo vệ độc lập dân tộc
C Xóa bỏ danh giới sông Gianh - Lũy Thầy, thống nhất hoàn toàn đất nước
D Xây dựng một vương triều tiến bộ, mở ra cơ hội phát triển cho đất nước
- Câu 23 : Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì?
A Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh.
B Ổn định đời sống nhân dân.
C Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ.
D Hoàn thành thống nhất đất nước.
- Câu 24 : Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
A Sự hùng mạnh của quân đội triều đình
B Mang tính tự phát, thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn
C Triều đình Nguyễn câu kết với thực dân Pháp để đàn áp
D Triều đình Nguyễn tiến hành chia rẽ, mua chuộc
- Câu 25 : Một trong những nguyên nhân chính đưa đến thất bại của phong trào nông dân Tây Sơn là
A không có sự giúp đỡ của nước ngoài.
B nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.
C không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
D quân Thanh quá mạnh nên dễ dàng đánh bại nghĩa quân.
- Câu 26 : Thế kỉ nào được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa” trong lịch sử Việt Nam?
A Thế kỉ XVI.
B Thế kỉ XVII.
C Thế kỉ XVIII.
D Thế kỉ XIX.
- Câu 27 : Nhân vật nào được đánh giá có tấm lòng cao thượng, “lo trước những việc lo của thiên hạ”?
A Nguyễn Trãi.
B Lê Quý Đôn.
C Nguyễn Bỉnh Khiêm.
D Ngô Sĩ Liên.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7