Đề thi thử THPT QG môn Địa lí trường THPT chuyên B...
- Câu 1 : Cho biểu đồ:CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG, NĂM 2010 VÀ 2014 (%)(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?
A Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm.
B Tỉ trọng hàng nông, lâm thủy sản và hàng khác luôn nhỏ nhất.
C Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.
D Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất.
- Câu 2 : Điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Bắc?
A Ở từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
B Ở giữa nhô cao, hai đầu hạ thấp.
C Hướng tây bắc – đông nam.
D Thấp và hẹp ngang.
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng ?
A Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
B Có đầy đủ khoáng sản cho công nghiệp.
C Tài nguyên đất, nước trên mặt xuống cấp.
D Số dân đông, mật độ dân số cao nhất cả nước.
- Câu 4 : Vùng Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống do
A có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với nền sản xuất lúa nước phát triển.
B có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống
C chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước
D nền kinh tế phát triển nhanh với nhiều làng nghề truyền thống.
- Câu 5 : Cho biểu đồ:TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990-2014(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 1990-2014?
A Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
B Năng suất lúa luôn lớn thứ hai
C Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng.
D Sản lượng lúa luôn thấp nhất và không ổn định
- Câu 6 : Nhận định nào dưới đây không đúng về vai trò của tài nguyên rừng?
A Cung cấp gỗ, nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
B Giữ đất, nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
C Là nơi cư trú của nhiều loài động vật, lưu giữ các nguồn gen quý của thực vật.
D Khai thác rừng góp phần mở rộng diện tích cây công nghiệp.
- Câu 7 : Ý nào sau đây không chính xác về nguyên nhân Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất nước ta ?
A Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
B Nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động.
C Có nhiều đô thị lớn và cơ sở hạ tầng tốt.
D Tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta.
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có sản lượng lúa cao nhất ?
A Trà Vinh.
B Cần Thơ.
C Sóc Trăng.
D An Giang.
- Câu 9 : Để tăng sản lượng thủy sản khai thác ở nước ta vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là
A đầu tư trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ
B phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân
C tìm kiếm các ngư trường đánh bắt mới
D Phát triển mạnh công nghiệp chế biến
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết cảng nước sâu Dung Quất thuộc tỉnh, thành phố nào?
A Quảng Nam.
B Quảng Ngãi.
C Quảng Trị.
D Quảng Bình
- Câu 11 : Việc bảo đảm an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để
A cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
C chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
D đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
- Câu 12 : Nhân tố nào sau đây không có ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường biển?
A Chất thải sinh hoạt bẩn vào biển chưa qua xử lí.
B Các sự cố đắm tàu, tràn dầu, sự cố khai thác dầu.
C Chất thải công nghiệp vào biển chưa qua xử lí.
D Động đất, núi lửa, sóng thần, biến đổi khí hậu.
- Câu 13 : Cho bảng số liệu:DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2010-2015(Đơn vị: Nghìn người)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về dân số trung bình của đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long, giai đoạn 2010-2015?
A Đồng bằng sông Hồng tăng chậm hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
B Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng tăng bằng nhau.
C Đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm hơn cả nước.
D Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn cả nước.
- Câu 14 : Hậu quả nào sau đây do cơ cấu dân số già gây ra?
A Tăng chi phí phúc lợi xã hội.
B Tốn chi phí đào tạo nghề.
C Tăng áp lực lên tài nguyên.
D Thất nghiệp, thiếu việc làm
- Câu 15 : Biểu hiện của thương mại thế giới phát triển mạnh là
A vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
B mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng trên toàn thế giới.
C đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
D các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
- Câu 16 : Cho bảng số liệu:TỔNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2010 - 2015(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng GDP trong nước theo giá hiện hành của một số quốc gia, giai đoạn 2010-2015?
A In-đô-nê-xi-a tăng liên tục.
B Thái Lan tăng thấp nhất.
C Việt Nam tăng liên tục.
D Xin-ga-po tăng nhanh nhất.
- Câu 17 : Nhận định nào sau đây chưa chính xác khi đánh giá về thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
A Phát triển lâm nghiệp, kể cả khai thác rừng và trồng rừng.
B Phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, có cả sản phẩm cận nhiệt, ôn đới.
C Phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.
D Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện
- Câu 18 : Cho bảng số liệu:TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỬ SUẤT TỬ THÔ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2009-2015(Đơn vị: %)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ suất sinh thô và tử suất tử thô của nước ta, giai đoạn 2009-2015?
A Tỉ suất sinh thô tăng, tỉ suất tử thô giảm.
B Tỉ suất sinh thô giảm, tỉ suất tử thô tăng.
C Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô tăng bằng nhau.
D Tỉ suất sinh thô luôn lớn hơn tỉ suất tử thô.
- Câu 19 : Nước công nghiệp mới là những nước đang phát triển đã trải qua quá trình
A công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
B chuyên môn hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
C đô thị hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp, đô thị nhất định.
D liên hợp hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
- Câu 20 : Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam xâm nhập vào nước ta vào thời gian
A nửa đầu mùa hạ.
B giữa và cuối mùa hạ.
C cuối mùa hạ.
D nửa sau mùa hạ.
- Câu 21 : Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu là do
A đẩy mạnh thâm canh.
B đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
C mở rộng diện tích canh tác.
D áp dụng rộng rãi mô hình quảng canh.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)