Đề thi thử THPT QG môn Địa lí Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc -...
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây không phải là xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong đường lối Đổi mới của nước ta năm 1986?
A Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
B Lạm phát luôn đạt ở mức 3 con số.
C Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
- Câu 2 : Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng do
A lượng mưa lớn quanh năm.
B rửa trôi các chất bazơ.
C quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ.
D tích tụ nhiều ôxit sắt và ôxit nhôm.
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc nước ta phổ biến là
A trên 250C.
B trên 240C.
C dưới 180C.
D từ 200C-240C.
- Câu 4 : Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho dân cư vùng ven biển nước ta là
A sạt lở bờ biển.
B động đất.
C bão.
D cát bay.
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A Thương mại thế giới phát triển mạnh.
B Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
C Vai trò của các công ti xuyên quốc gia giảm sút.
D Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
- Câu 6 : Phần lớn dân cư Hoa Kì có nguồn gốc từ
A châu Âu.
B châu Á.
C châu Phi.
D Mĩ La tinh.
- Câu 7 : Cho bảng số liệu:LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂMCăn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết cân bằng ẩm ở Huế là bao nhiêu?
A 687 (mm).
B 1868 (mm).
C 188 (mm).
D 245 (mm).
- Câu 8 : Địa hình bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở
A Tây Bắc.
B Tây Nguyên.
C Đông Nam Bộ.
D Bắc Trung Bộ.
- Câu 9 : Điểm cực Bắc trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A Cao Bằng.
B Điện Biên.
C Hà Giang.
D Cà Mau.
- Câu 10 : Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM. (Đơn vị: tỉ USD)Cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.
B Giá trị xuất khẩu tăng không liên tục.
C Giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu.
D Giá trị nhập khẩu tăng không liên tục.
- Câu 11 : Cho bảng số liệu:SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990-2005 (Đơn vị: nghìn tấn)Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1990 - 2005, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A Cột ghép.
B Miền.
C Đường.
D Tròn.
- Câu 12 : Ở Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng là
A Đồng bằng sông Cửu Long.
B Đồng bằng sông Hồng.
C Duyên hải Nam Trung Bộ.
D Bắc Trung Bộ.
- Câu 13 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 18, vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A Xuân Thủy.
B Ba Bể.
C Ba Vì.
D Cát Bà.
- Câu 14 : Hoa Kì không phải là nước xuất khẩu nhiều
A cà phê.
B đỗ tương.
C ngô.
D lúa mì.
- Câu 15 : Gió mùa Đông Nam thường hoạt động ở miền Bắc nước ta vào thời kì
A đầu mùa đông.
B đầu mùa hạ.
C cuối mùa đông.
D giữa và cuối mùa hạ.
- Câu 16 : Ở Liên bang Nga ngành chăn nuôi lợn phân bố chủ yếu ở
A đồng bằng Tây Xi-bia.
B đồng bằng Đông Âu.
C cao nguyên Trung Xi-bia.
D dãy núi U-ran.
- Câu 17 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biêt đỉnh núi nào có độ cao lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A Chư Pha.
B Kon Ka Kinh.
C Lang Bian.
D Ngọc Linh.
- Câu 18 : Khí hậu ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là
A mùa hạ nóng, ít mưa.
B nhiệt độ trung bình các tháng trong năm đều cao trên 250C.
C quanh năm nhiệt độ dưới 150C.
D mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C.
- Câu 19 : Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á do
A quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp ngày càng lớn.
B truyền thống trồng cây lương thực từ lâu đời.
C nhiều hệ thống sông lớn, nguồn nước dồi dào.
D có khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ.
- Câu 20 : Thành phần thực vật nào sau đây không thuộc các loài cây nhiệt đới ở nước ta?
A Dâu tằm.
B Dầu.
C Đỗ quyên.
D Đậu.
- Câu 21 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên vùng đồi núi nước ta phân hóa theo Đông - Tây là do tác động của
A gió mùa với hướng các dãy núi.
B độ cao và hướng sườn của các dãy núi.
C biển và gió phơn Tây Nam.
D chế độ khí hậu và sông ngòi.
- Câu 22 : Rừng lá kim chiếm diện tích lớn ở Liên bang Nga vì quốc gia này
A nằm trong vành đai ôn đới.
B có các đồng bằng rộng lớn.
C có nhiều vùng đầm lầy.
D bị băng tuyết bao phủ.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)