Đề thi thử THPTQG môn Địa lý năm 2017 - THPT Hà Tr...
- Câu 1 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta:
A Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.
B Có sự tương phản giữa đồi núi, đồng bằng, bờ biển và đáy bờ biển.
C Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
D Địa hình ít chịu tác động của con người.
- Câu 2 : Trong địa hình nước ta, loại địa hình chiếm 85 % diện tích là:
A Cao trên 2000m.
B Từ 1000m – 1500m
C Cao từ 1500m – 2500m.
D Dưới 1000m.
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây:
A Lai Châu.
B Lào Cai.
C Yên Bái.
D Cao Bằng.
- Câu 4 : Số lượng các con sông có chiều dài trên 10km ở nước ta là:
A 2379 sông.
B 2360 sông.
C 2630 sông.
D 3620 sông.
- Câu 5 : Ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ, hình thành:
A Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa
B Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
C Hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá kim.
D Hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng.
- Câu 6 : Đường biên giới của nước ta với Lào dài khoảng:
A 1100km
B 1200km
C 1400km
D 2100km
- Câu 7 : Nguyên nhân nào tạo nên sự thay đổi thiên nhiên theo độ cao:
A Nước ta chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc.
B Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, nhiệt độ thay đổi theo độ cao.
C Nước ta tiếp giáp với Biển Đông.
D Do vị trí địa lí nước ta quy định.
- Câu 8 : Vì sao nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều phù sa?
A Mưa nhiều, địa hình chủ yếu là đồi núi và bị cắt xẻ, độ dốc lớn.
B Chặt phá rừng mạnh mẽ.
C Địa hình núi thấp là chủ yếu.
D Mưa nhiều quanh năm.
- Câu 9 : Tính thất thường của yếu tố khí hậu nước ta gây khó khăn nhất đối với việc:
A Phát triển cây có nguồn gốc nhiệt đới.
B Lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp.
C Phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt đới.
D Hệ thống canh tác của từng vùng.
- Câu 10 : Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản:
A Các tam giác châu với các bãi triều rộng lớn.
B Các đảo ven bờ.
C Vịnh cửa sông.
D Các rạn san hô.
- Câu 11 : Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng bắc bộ là gió:
A Gió Mậu dịch nửa cầu nam
B Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc
C Gió mùa Đông Bắc
D Gió tây nam từ vịnh Bengan
- Câu 12 : Điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta:
A Thổi từng đợt không kéo dài liên tục
B Gây ra hiệu ứng phơn khi vượt qua dãy Trường Sơn.
C Chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc
D Bị biến tính và suy yếu dần khi di chuyển về phía nam
- Câu 13 : Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt- Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu nào:
A Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
B Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
C Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
D Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.
- Câu 14 : Sử dụng Atlat trang 6 - 7, cho biết ngọn núi Khoan La San cao 1853m nơi “ Khi gà cất tiếng gáy trên đỉnh núi thì cả 3 nước đều nghe thấy” thuộc tỉnh:
A Lai Châu.
B Điện Biên.
C Kom Tum.
D Lào Cai.
- Câu 15 : Thách thức lớn nhất của nền kinh tế nước ta khi nằm trong khu vực có nề kinh tế phát triển năng động là:
A Phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.
B Gia công hàng xuất khẩu với giá rẻ.
C Nhiều lao động có tay nghề cao đi tham gia lao động hợp tác quốc tế.
D Cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.
- Câu 16 : Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm(Đơn vị: 0C)
Loại biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm trên là:
A Cột
B Tròn
C Đường
D Miền
- Câu 17 : Cho bảng số liệu sau:Giá trị GDP phân theo ngành nước ta(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Từ bảng số liệu trên, cho biết tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng nước ta năm 2013 là:
A 25%
B 19,3%
C 42,6%
D 38,3%
- Câu 18 : Điều kiện nhiệt độ để hình thành đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta là:
A Nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 25 độ C.
B Nhiệt độ trung bình năm dưới 20độ C, tháng lạnh nhất dưới 15 độ C.
C Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, mùa đông xuống dưới 5 độ C.
D Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, không có tháng nào trên 20 độ C.
- Câu 19 : Cho bảng số liệu sau:Lượng mưa, khả năng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm(Đơn vị: mm)
Từ bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không chính xác về lượng mưa, khả năng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm:
A Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên không đồng đều.
B Huế là địa điểm có lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm cao nhất
C Huế có lượng mưa cao nhất, Hà Nội có lượng mưa thấp nhất
D Lượng bốc hơi trong năm lớn nhất thuộc về Thành phố Hồ Chí Minh, nhỏ nhất là Hà Nội
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)